Diễn đàn THCS Lê Ngọc Hân - Mỹ Tho
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

An ninh và viễn cảnh của khu vực Biển Đông

Go down

An ninh và viễn cảnh của khu vực Biển Đông Empty An ninh và viễn cảnh của khu vực Biển Đông

Bài gửi  hongngan95 8/10/2011, 19:00


Đánh giá tình hình an ninh và viễn cảnh của khu vực Biển Đông
(05/04/2011 08:37:58) - Bài viết của bà Kang Fong, Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Trung Quốc Cộng Sản, Đài Loan, phân tích và đánh giá tình hình tranh chấp, tình hình an ninh và những diễn biến trong tương lai của Biển Đông.

>>Chuyên đề: Biển đông, biên giới lãnh thổ
An ninh và viễn cảnh của khu vực Biển Đông Scs

I. Lời tựa

Vùng Biển Đông rất giàu các nguồn tài nguyên. Nằm ở vị trí là giao của các tuyến đường biển và đường hàng không chính, Biển Đông có giá trị địa chiến lược rất quan trọng. Những năm gần đây, khi dầu lửa và khí ga được tìm thấy và Liên Hợp Quốc đã ban hành các quy định về quyền về các tài nguyên biển thông qua “Luật Biển”, các quốc gia ven biển đã liên tiếp tuyên bố chủ quyền của mình bằng việc tổ chức đánh bắt cá, du lịch, tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, v.v.., vì lợi ích quốc gia và tính toán chiến lược của mình. Các quốc gia này có xu hướng dần tăng cường khả năng kiểm soát các đảo/bãi san hô, và cả các vùng nước xung quanh . Kết quả là, thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa tất cả các bên. Ngoài ra, do một số quốc gia bên ngoài khu vực như Mỹ, Nhật, và Ấn độ đã chủ động can thiệp vào các công việc liên quan nên vấn đề Biển Đông đã được quốc tế hóa và phức tạp hóa. Trong bài này, các phân tích và đánh giá được đưa ra tập trung vào các tranh chấp, tình hình an ninh và những diễn biến trong tương lai của Biển Đông hiện nay.

II. Những Tiêu điểm của các Vấn đề Biển Đông

(1) Những vấn đề liên quan đến việc phân định ranh giới biển

Những mâu thuẫn và xung đột chính ở Biển Đông nằm ở các quốc gia ven biển và các quốc gia láng giềng, những nước đơn phương tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên ý chí của mình. Vì vậy, những vùng nước bị chồng lấn, điều này khiến cho các tàu thuyền hay người đi vào vùng nước tranh chấp đã trở thành những tiêu điểm của các tranh chấp một cách sai lầm.

(2) Những vấn đề liên quan đến các vùng nước lịch sử

Năm 1946, nước Cộng Hòa Trung Hoa (ROC) công bố tên và vị trí của các đảo ở Biển Đông cũng như đường đứt đoạn chín khúc (đường biên giới truyền thống). Sau khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc thiết lập chế độ của mình, Trung Quốc đã khẳng định nước này phù hợp với các nguyên tắc của quyền “thừa kế” trong Luật Quốc tế, để tiến hành quản lý hành chính và phát triển kinh tế trong khu vực đó. Sau những năm 1990, khu vực này được phân về tỉnh Hải Nam. Tuy nhiên, từ những năm 1970, các quốc gia ven Biển Đông đã phủ nhận ranh giới biển truyền thống của Trung Quốc là “những vùng nước lịch sử”. Thay vào đó họ đề xuất tuyên bố rằng Biển Đông là vùng biển tự do (biển cả). Các nước này lập luận rằng những vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nên được phân định theo Luật Biển hiện hành, và họ đã công bố phạm vi những vùng nước của riêng mình.

(3) Những vấn đề liên quan đến việc tranh chấp các đảo/bãi san hô

Các đảo/bãi san hô là những đối tượng tham chiếu tạo thành những điểm cơ bản của đường cơ sở lãnh hải của một quốc gia. Do đó, các đảo/bãi san hô có vai trò quan trọng là những điểm cơ bản của chủ quyền một quốc gia. Vì có quá nhiều đảo và bãi san hô trong Biển Đông, mỗi nước đều tranh giành chiếm đóng các hòn đảo/bãi san hô bằng các biện pháp “chiếm đóng không cần thỏa thuận”. Hiện tại, bảy bên - Việt Nam, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Đài Loan, và Trung Quốc Đại lục - tất cả đều tuyên bố rằng họ có chủ quyền. Trong số đó, năm bên đã chiếm một vài hòn đảo/bãi san hô, ngoại trừ Bru-nây và In-đô-nê-xi-a.

III. Những tranh chấp hiện tại

(1)Từ năm 2007, nhiều biến cố quốc tế xảy ra đã châm ngòi cho các vấn đề đang ngày càng leo thang liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa [A: Spratly Islands, TQ: Namsha/Nam Sa; nd] và các đảo/bãi san hô. Ví dụ, Thủ tướng Ma-lai-xi-a lên thăm bãi Đá Hoa Lau [A: Swallow Reef; TQ: Danwan Jiao; nd] đang trong tranh chấp; Tổng thống Phi-lip-pin ký “Đạo luật Đường Cơ sở Lãnh Hải”; Việt Nam, Trung Quốc Đại lục, Đài Loan và Ma-lai-xi-a phản đối gay gắt yêu sách lãnh thổ của Phi-lip-pin.

(2) Khai thác năng lượng và đánh bắt cá đã làm trầm trọng thêm những tranh chấp ở Khu vực Biển Đông. Nếu các quốc gia liên quan khai thác thành công dầu mỏ và khí ga thiên nhiên dưới biển sâu, căng thẳng trong khu vực càng có xu hướng leo thang. Ví dụ, Trung Quốc Đại lục tuyên bố cấm đánh cá trong một số vùng ở Biển Đông, và thậm chí còn cử các tàu tuần tra đến vùng đặc quyền kinh tế mà họ tuyên bố chủ quyền; Trung Quốc cũng phản đối việc khoan tìm dầu khí ở Biển Đông của Phi-lip-pin.

(3) Việt Nam và Ma-lai-xi-a đã có những hành động yêu sách chủ quyền về thềm lục địa, nhưng bị phản đối bởi Trung Quốc Đại lục và Phi-lip-pin. Căn cứ vào đường đứt đoạn chín khúc, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách lịch sử chủ quyền của nước này trên toàn bộ Biển Đông. Ma-lai-xi-a và Việt Nam đưa ra những yêu sách lãnh thổ đối với một phần các đảo phù hợp với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

(4) Việt Nam đã lập kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí ga thiên nhiên trong khu vực quốc gia này tuyên bố thềm lục địa. Trung Quốc Đại lục khẳng định rằng đó là một hành động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán trong lãnh thổ nước này; điều này vi phạm thỏa thuận liên quan đến các vấn đề biển mà hai bên đã đạt được trước đó. Mặc dù Trung Quốc Đại lục và Việt Nam đã đạt được tiến bộ về việc phân định Vịnh Bắc Bộ, quan hệ hai bên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Những người yêu nước ở Việt Nam vẫn chỉ trích các hành động của chính phủ rất nhiều.

IV. Phân tích Tình hình An ninh Khu vực

Trong những năm gần đây, các quốc gia tranh chấp chính xung quanh Biển Đông đã tích cực phát triển lực lượng vũ trang của mình. Những tranh cãi về đánh cá, giữa Trung Quốc đại lục và Việt Nam, giữa Trung Quốc Đại lục với Phi-lip-pin đã xảy ra liên tiếp trong vùng nước Quần đảo Trường Sa [A: Spratly Islands; TQ: Nansha/Nam sa; nd]. Do đó, căng thẳng đã leo thang trở lại. Các quốc gia ven biển đã tăng cường kiểm soát quân sự đối với các quần đảo họ chiếm giữ. Trong khi đó, họ cũng tăng cường các yêu sách về “chủ quyền” của mình, cũng như khai thác và chiếm đoạt các nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó, những cường quốc lớn bên ngoài khu vực như Mỹ, Nhật và Ấn độ, đã chủ động can thiệp vào vấn đề Biển Đông để tăng cường sự hiện diện quân sự của mình, điều này đã làm tăng xu hướng quốc tế hóa các vấn đề Biển Đông. Trong tháng 9 năm 2009, truyền thông Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin liên tiếp công bố thông điệp rằng ba nước - Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Việt Nam - cùng xây dựng “ Nhóm Trường Sa Đông Nam Á” (còn được gọi là “Nhóm Lợi ích Trường Sa” để cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông, nhằm cạnh tranh với Trung Quốc Đại lục trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Tất cả các điều này đã càng làm gay gắt thêm vấn đề Biển Đông. Hiện tại, phân tích tình hình an ninh Biển Đông cho thấy:

(1) Cơ chế khu vực ban đầu chỉ tồn tại trên danh nghĩa

Năm 2002, các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên Quần đảo Trường Sa [A: Spratly Islands; TQ: Nansha/Nam sa; nd] đã ký “Tuyên bố về Cách Ứng xử của Các Bên ở Biển Đông”, hứa hẹn rằng họ sẽ tuân theo “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển” năm 1982. Các quốc gia sẽ tự kiềm chế, không có các hành động mở rộng và làm phức tạp tranh chấp, và sẽ giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình. Do đó, tuyên bố này đã trở thành khung nguyên tắc, để giàn xếp một cách hòa bình các tranh cãi trong Khu vực tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, “tuyên bố” này chỉ đơn thuần là một “sự đồng thuận” về nguyên tắc, nó không có sự rằng buộc trên thực tế. Do vậy, thực ra bằng cách trực tiếp hay gián tiếp như đánh bắt hải sản, du lịch, tham gia nghiên cứu và khảo sát, mỗi nước đã luôn tiến hành thu thập dữ liệu, phát triển kinh tế, và xây dựng chiến lược quân sự nhằm vào các tài nguyên ở Biển Đông. Kết quả là “tuyên bố” này chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

(2) Các quốc gia tranh chấp liên kết với nhau để chống lại Trung Quốc Đại lục

Vì có những tranh chấp lớn với Trung Quốc Đại lục về chủ quyền đảo và phân định các vùng nước, các quốc gia xung quanh Biển Đông vẫn giữ thái độ cảnh giác đối với Trung Quốc Đại lục, mặc dù Trung Quốc Đại lục đã tăng cường các giao dịch và trao đổi với các nước ASEAN trong những năm gần đây dựa trên nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Trong bối cảnh sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc Đại lục ngày càng tăng, các quốc gia xung quanh Biển Đông cho rằng họ không thể một mình chống lại Trung Quốc Đại lục. Chỉ bằng cách tăng cường phối hợp và hợp tác với nhau họ mới có thể tiến hành những hành động chung để thiết lập một lực lượng thích hợp, để cùng nhau chống lại Trung Quốc Đại lục. Năm 2009, Ma-lai-xi-a và Việt Nam đã cùng nhau đệ trình báo cáo lên “Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa của Liên Hợp Quốc”. Ma-lai-xi-a và Bru-nây cũng đã có những đột phá trong đàm phán liên quan đến các vấn đề đường biên giới Biển Đông. Với tinh thần hợp tác Đông Nam Á, các quốc gia tranh chấp xung quanh biển Đông đã dần dần thể hiện thái độ hợp tác và nhất quán của mình để đối phó với Trung Quốc Đại lục. Cùng lúc, họ tiến hành chiến lược “Cân bằng các Cường Quốc lớn” để liên tục đưa các thế lực cường quốc ngoài khu vực vào, để tăng cường khả năng ngăn chặn Trung Quốc Đại lục.

(3) Đưa các lực lượng quốc tế vào cùng nhau bảo vệ, vì sợ xảy ra những xung đột vũ trang

Dưới tiền đề nỗ lực để phát triển kinh tế hiện nay, một mặt Trung Quốc Đại lục thực hiện nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác” đối với vấn đề Biển Đông, trong khi mặt khác nỗ lực phát triển năng lực biển xa cả về hải quân và không quân, để nước này có thể hỗ trợ bằng sức mạnh quân sự trên thực tế trong những vấn đề Biển Đông sau này. Hơn nữa, để đối phó với những thay đổi trong tình hình khu vực cũng như những yêu cầu của chiến lược quốc gia, các quốc gia xung quanh Biển Đông đều điều chỉnh chiến lược phát triển quốc phòng. Họ đẩy mạnh việc hiện đại hóa, đặc biệt là phát triển lực lượng hải quân và không quân để tăng cường khả năng phòng thủ trên biển. Ngoài ra, họ cũng đẩy mạnh các cuộc tập trận chung với các quốc gia như Mỹ, Úc, để củng cố thêm sự đồng thuận trong phòng thủ. Qua sự can thiệp của các thế lực quốc tế, các nước này quốc tế hóa những vấn đề Biển Đông, để đạt được mục đích ngăn chặn Trung Quốc Đại lục. Cách làm này cũng nhằm phá vỡ kế hoạch của Trung Quốc Đại lục về ý tưởng hạn chế những tranh chấp liên quan đến vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ các cuộc đàm phán song phương với từng nước một. Điều này cho thấy các quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu dự tính được các biện pháp đối phó và các giải pháp tương ứng, nhằm vào việc phát triển lực lượng của Trung Quốc Đại lục trong khu vực này.

(4) Các quốc gia ven biển tăng cường lực lượng vũ trang

Sau khi “Tuyên bố về Cách Ứng xử của Các Bên ở Biển Đông” được ký năm 2002, dù tình hình an ninh ở khu vực xung quanh Biển Đông có xu hướng dịu đi, nhưng, các quốc gia tranh chấp chính vẫn tích cực mở rộng việc xây dựng lực lượng quân sự. Ho từng bước tăng cường xây dựng lực lượng ở Biển Đông. Hơn nữa, sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế nội địa của mỗi nước đã hỗ trợ việc tăng cường quân sự của các quốc gia này. Các quốc gia ven Biển Đông đã dần dần thể hiện thái độ mạnh hơn đối với việc giải quyết tranh chấp Biển Đông. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) Thụy Điển, trong 5 năm trở lại đây, các quốc gia ven Biển Đông về cơ bản đã đẩy nhanh việc mua sắm vũ khí chủ yếu là tàu ngầm, máy bay chiến đấu, và tên lửa tầm xa. Trong số các nước này, In-đô-nê-xi-a đã nhập vũ khí tăng 49%, Xin-ga-po 146%, và Ma-lai-xi-a là 722%. Ngoài ra, sau cuộc khủng hoảng tài chính, Việt Nam và Thái Lan cũng bắt đầu mua một số lượng lớn vũ khí và trang thiết bị hiện đại. Lý do mọi quốc gia đều tăng cường trang bị vũ khí cho mình là để đối phó với sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc Đại lục. Hệ quả như vậy có thể làm trầm trọng thêm tranh chấp các đảo cũng như các tài nguyên ở Biển Đông.

V. Đánh giá Diễn biến trong tương lai

(1) Không có sự nhập nhằng trong những tranh chấp Biển Đông

Trong những năm gần đây, Trung Quốc Đại lục đã áp dụng chính sách “láng giềng tốt và thân thiện” để tăng cường giao dịch và trao đổi với các quốc gia ASEAN. Nước này hy vọng sẽ làm giảm những xung đột và làm dịu đi “Thuyết Mối đe dọa Trung Quốc”, để hoàn thành ý tưởng “Châu Á – Thái Bình Dương Hài hòa”. Tuy nhiên, do sự ngoan cố của quốc gia này về “chủ quyền thuộc về tôi” ẩn sau tuyên bố “gác tranh chấp, cùng khai thác”, những lời hứa của nước này như “phát triển hòa bình” và “không sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp Biển Đông” đang bị nghi ngờ. Lập trường đối với tranh chấp lãnh thổ của các quốc gia Biển Đông có xu hướng mạnh dần lên. Do đó, tình thế “Trung Quốc Đại lục đưa tranh chấp ra thảo luận, trong khi mọi quốc gia tiến hành phát triển mà không cần thỏa thuận” diễn ra. Điều này buộc Trung Quốc Đại lục không thể “duy trì giữ nguyên trạng” một cách đơn phương, và do đó nước này phải thể hiện sự đáp trả để đảm bảo quyền lợi của mình.

(2) Xung đột về lợi ích tài nguyên có thể làm tình hình tranh chấp xấu đi

Hiện nay, nhờ có lợi thế địa lý bên cạnh Trường Sa [A: Spratly Islands; TQ: Nansha/Nam sa; nd], các quốc gia ven Biển Đông đã đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các tài nguyên ở Biển Đông. Về khía cạnh tài nguyên dầu khí, bằng cách hợp tác với các tập đoàn phương Tây, các quốc gia như Việt Nam, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, đẩy mạnh thăm dò và khai thác dầu khí. Về khía cạnh tài nguyên thủy sản, các quốc gia như Việt Nam, Phi-lip-pin, và Ma-lai-xi-a về cơ bản đã phê chuẩn và tổ chức các tàu cá để đánh bắt hải sản. Về khía cạnh tài nguyên du lịch, Việt Nam, và Ma-lai-xi-a đã liên tiếp mở các tuyến du lịch đến Trường Sa [A: Spratly Islands; TQ: Nansha/Nam sa; nd], để thể chế hóa các chuyến đi đến Trường Sa [A: Spratly Islands; TQ: Nansha/Nam sa; nd]. Các quốc gia đều chọn cách “ích kỷ” để đẩy nhanh việc khai thác các tài nguyên ở Biển Đông. Tuy nhiên, khi họ có những xung đột lợi ích, những tranh chấp có xu hướng xảy ra một cách dễ dàng. Khi mọi quốc gia đều đẩy nhanh tốc độ khai thác, những xung đột về quyền lợi tài nguyên có thể trở thành kíp nổ châm ngòi cho những tranh chấp, trong bối cảnh không có những quy định thống nhất và sự đồng thuận.

(3) Trung Quốc Đại lục đối đầu với phép thử trong phát triển quan hệ với ASEAN

Đã từ lâu, các quốc gia liên quan có những tranh chấp liên miên ở Biển Đông. Mặc dù các quốc gia đã ký “Tuyên bố về Cách Ứng xử của Các Bên ở Biển Đông” năm 2002, tuy nhiên, họ vẫn thường xuyên có những hành động ngầm. Ngoài ra, các quốc gia tranh chấp có xu hướng liên minh với nhau để chống lại Trung Quốc Đại lục. Hơn nữa, trong những năm gần đây, Trung Quốc Đại lục đã tích cực đẩy mạnh việc phòng thủ trên biển từ xa cũng như xây dựng các hàng không mẫu hạm. Quốc gia này cũng tăng cường các hoạt động quân sự ở khu vực Biển Đông. Mục tiêu chiến lược và những điều chỉnh chính sách của nước này đã làm cho ASEAN nghi ngờ lời hứa “không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông” của Trung Quốc Đại lục. Khi các tài nguyên năng lượng và tài nguyên biển trong khu vực này được thăm dò và khai thác thành công, chúng ta có thể đoán trước rằng mâu thuẫn tranh chấp sẽ vẫn tiếp tục thăng trầm trong tương lai. Sự phức tạp và bế tắc của vấn đề Biển Đông có thể tạo thành chướng ngại lớn nhất đối với Trung Quốc Đại lục trong việc phát triển quan hệ với ASEAN.

(4) Sự can thiệp của các cường quốc lớn làm mức độ phức tạp thêm trầm trọng

ASEAN tiến hành chiến lược “Cân bằng các Cường quốc lớn” và ngày càng tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế với Trung Quốc Đại lục. Trong khi đó, khối này cũng đồng thời phát triển quan hệ với các cường quốc khu vực như Mỹ, Nhật Bản, và Ấn độ. Mỹ đã không thể quan tâm tới Đông Nam Á, do suy thoái kinh tế và các cuộc chiến ở I-rắc và Ap-ga-nit-stan. Ngay cả như vậy, Đông Nam Á vẫn là một trong những khu vực có lợi ích quan trọng nhất của nước này. Khi nhậm chức, Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã tiến hành chuyến đi đầu tiên đến In-đô-nê-xi-a (In-đô-nê-xi-a là quốc gia lớn nhất trong ASEAN). Ngoài ra, bà cũng đưa ra quan điểm “Mỹ quay trở lại Đông Nam Á” và “tự do hàng hải ở Biển Đông liên quan đến quyền lợi của Mỹ” tại ARF ( Diễn đàn Khu vực ASEAN). Điều này cho thấy Mỹ ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á. Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ASEAN trong những năm gần đây, vì lo sợ Trung Quốc Đại lục sẽ trở thành cường quốc khu vực. Cạnh tranh chiến thuật giữa các cường quốc lớn sẽ ảnh hưởng và hạn chế sự phát triển quan hệ giữa Trung Quốc Đại lục và ASEAN.

(5) Các biện pháp ngoại giao vẫn là trục của những giải pháp

Dù tranh chấp lãnh thổ trên các Hòn đảo ở Biển Đông liên quan đến nhiều quốc gia, nhưng, các bên liên quan có một lập trường phù hợp hơn đối với vấn đề Biển Đông, do áp lực sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc Đại lục tăng. Ngoài ra, họ cũng hỗ trợ và phối hợp với nhau thông qua “ASEAN”, để tạo thành một liên minh chính trị. Phạm vi ảnh hưởng của những xung đột giữa Trung Quốc Đại lục và bất kỳ quốc gia nào không chỉ hạn chế ở hai quốc gia, mà còn liên quan đến toàn bộ Đông Nam Á, liên quan đến những lợi ích chính trị và kinh tế tương đối rộng. Sau khi vấn đề được cân nhắc cẩn thận, việc thực hiện các cuộc đàm phán và các giải pháp bằng biện pháp ngoại giao nên được xem như ưu tiên hàng đầu.

VI. Hợp tác giữa tất cả các bên, vì sự thịnh vượng chung (thay cho kết luận)

“Tuyên bố về Cách Ứng xử của các Bên ở Biển Đông” ký năm 2002 là khung nguyên tắc hiện tại, để giàn xếp một cách hòa bình những tranh cãi và tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên trong hoàn cảnh không có biện pháp kiềm chế, các quốc gia xung quanh vẫn thường xuyên tiến hành các hành động tuyên bố chủ quyền của họ. Ngoài ra, dù bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, họ đều tiến hành thu thập dữ liệu, phát triển kinh tế và xây dựng công trình quân sự chiến lược nhằm vào các tài nguyên ở Biển Đông. Do đó “tuyên bố” chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Khi các quốc gia thường xuyên có các hành động, các cường quốc bên ngoài chủ động can thiệp, thì chỗ cho “sự nhập nhằng chiến lược” đối với Khu vực Biển Đông đã giảm dần. Để làm cho tình hình an ninh khu vực dần dịu đi, mỗi bên nên tránh đơn phương sử dụng các biện pháp ảnh hưởng đến sự ổn định và hòa bình ở Biển Đông, để cùng nhau khai thác các tài nguyên ở Biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho những hành động thúc đẩy hòa bình và ổn đinh của khu vực, và xây dựng một viễn cảnh thịnh vượng cùng có lợi.

Kang Fong, Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Trung Quốc Cộng sản, Đài Loan
hongngan95
hongngan95

Tổng số bài gửi : 32
Join date : 04/10/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết