Diễn đàn THCS Lê Ngọc Hân - Mỹ Tho
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sử học mênh mông và liên tục cập nhật: Dạy ra sao, học ra sao?

Go down

Sử học mênh mông và liên tục cập nhật: Dạy ra sao, học ra sao? Empty Sử học mênh mông và liên tục cập nhật: Dạy ra sao, học ra sao?

Bài gửi  yeutinhoc 15/5/2012, 11:40

Lịch sử không bao giờ xưa cũ, nếu những người hôm nay biết trân trọng gìn giữ. Phương pháp giảng dạy mới hiện nay yêu cầu tổ chức cho học sinh vừa học vừa chơi hay thảo luận nhóm... Đây là vấn đề đặt ra không chỉ cho các nhà nghiên cứu hay giảng dạy mà phải là vấn đề được chính quyền thực sự quan tâm trong ý thức nâng cao dân trí nói chung.

PGS. TS Lê Thị Dục Tú – Viện Văn học
Lịch sử không bao giờ xưa cũ

Bản thân tôi và nhiều người bạn rất bằng lòng với Diễn đàn học sử của ĐĐK cả về cách đặt vấn đề lẫn nội dung những ý kiến mà diễn đàn đã chuyển tải. Và điều làm chúng tôi phấn khởi, đánh giá cao về nhiều mặt mà cũng là cách ĐĐK làm mới, chống nhàm chán là mở các diễn đàn, để chúng tôi có cơ hội nghe những ý kiến, lời bình của nhiều người...

Trở lại câu chuyện học và dạy lịch sử, tôi được biết UBND tỉnh Hưng Yên chuẩn bị xuất bản cuốn sách Phố Hiến. Cuốn sách Phố Hiến dày 1.000 trang sẽ tái hiện một cách tổng thể trang sử Phố Hiến qua các chặng đường phát triển, giúp người dân tìm hiểu sâu hơn về văn hoá lịch sử, mảnh đất con người nơi đây. Phố Hiến xưa kia có một giai đoạn phát triển rực rỡ với câu ca đã đi vào lịch sử "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Tiếc là từ trước tới nay chưa có một cuốn sách nghiên cứu tổng thể về Phố Hiến, nên không chỉ dân trong cả nước mà có khi con em ở đây cũng chưa hiểu kỹ về con người và vùng đất văn hiến này.

Con người có tổ có tông. Các gia đình phải trọng gia phả. Chính quyền địa phương phải trọng truyền thống lịch sử vùng đất mình ở, thì người dân sẽ không "mù” sử, trước hết là sử sách quê hương. Còn ở những đô thị, thành phố thì sao? Thì đã có những tên đường tên phố, tên biết bao danh nhân, anh hùng, nhà văn hóa, đã làm nên lịch sử dân tộc. Nếu Báo ĐĐK làm cuộc điều tra nhỏ, e rằng sẽ có không ít công dân gắn bó lâu năm với phố Bà Triệu (nơi có trụ sở báo) và khu vực quanh đó, mà lâu nay không biết Bà Triệu, Ngô Văn Sở, hay Trương Hán Siêu... là ai? Cán bộ địa phương có thể cũng không biết. Nếu không biết thì không thể "truyền lại” cho các thế hệ con cháu trong nhà về lịch sử tên phố tên phường, khó khơi dậy niềm tự hào về nơi mình đang sống mang tên những danh nhân dân tộc. Đó quả là đáng tiếc.

Lịch sử không bao giờ xưa cũ, nếu những người hôm nay biết trân trọng gìn giữ. Con trai tôi học khá tốt môn sử, một phần do cháu yêu thích môn sử và hay đọc truyện lịch sử. Tôi cho rằng GS.NGND Phan Huy Lê hoàn toàn có lý khi nói rằng sử học thì mênh mông và liên tục cập nhật... Đây là vấn đề đặt ra không chỉ cho các nhà nghiên cứu hay giảng dạy mà phải là vấn đề được chính quyền thực sự quan tâm trong ý thức nâng cao dân trí nói chung.

Em Nguyễn Thùy Dương, Học sinh trường THCS Võ Trường Toản, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Giờ học sử tại bảo tàng rất thú vị

Mới đây, nhà trường phối hợp với Bảo tàng Lịch sử - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình "Giờ học sử tại Bảo tàng Lịch sử”, chúng em ai cũng háo hức. Khác với những tiết học khô khan chỉ toàn những sự kiện và những con số, học sử tại bảo tàng, em được tận mắt chứng kiến các hiện vật hay tìm hiểu qua các hình ảnh với sự hướng dẫn tỉ mỉ của các anh chị thuyết minh. Cả lớp còn được tham gia sinh hoạt theo nhóm dưới nhiều hình thức như thảo luận, thi đố kiến thức..., nên em thấy dễ nhớ bài và nhớ được lâu hơn. Giờ học sử tại bảo tàng giống như giờ học thực hành môn sử vậy. Theo em, nếu nhà trường tổ chức được nhiều giờ học sôi nổi và thú vị như vậy thì không chỉ riêng em mà em tin các bạn ai cũng thích học sử.

C.Bình (ghi)

Bà Lê Thị Yến, Giáo viên trường THCS Bùi Thị Xuân, TP. Nha Trang, Khánh Hòa:
Khó đổi mới phương pháp nếu giáo viên vẫn phải "chạy” chương trình

Đứng lớp dạy môn sử ở một số khối, tôi nhận thấy học sinh bây giờ không thích học sử. Nếu tiết học nào được hỗ trợ công nghệ thông tin vào giảng dạy thì em có hứng thú tiếp thu hơn.Tuy nhiên, vì nhà trường không đủ điều kiện cơ sở vật chất nên một năm có khi chỉ tổ chức được một vài tiết giảng có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

Theo tôi, việc học sinh không mấy hứng thú với môn sử ngoài lý do đây là một môn xã hội, không được coi trọng bằng các môn tự nhiên, còn có nguyên nhân đến từ cả học sinh và giáo viên.

Nhìn từ các cấp học nội dung chương trình giáo khoa môn sử hiện nay rất có hệ thống. Tuy nhiên vào sâu trong chương trình thì lại có quá nhiều nội dung kiến thức và rất nhiều sự kiện. Một khi không nắm bắt được hết kiến thức của bài giảng, học sinh sẽ phải học thuộc lòng, mà đã học thuộc lòng thì đương nhiên các em khó lòng yêu thích môn sử. Với những giáo viên đứng lớp lâu năm, họ sẽ đúc kết được những kinh nghiệm làm thế nào để đưa kiến thức tới học sinh một cách hiệu quả nhất. Tìm ra những kiến thức, sự kiện trọng tâm, nội dung nào cần giảng kỹ, nội dung nào có thể lướt qua chứ không nhất nhất phải bám theo sách giáo khoa. Nhưng đó là đối với những người có kinh nghiệm, còn giáo viên mới ra trường khó thực hiện được.

Phương pháp giảng dạy mới hiện nay yêu cầu tổ chức cho học sinh vừa học vừa chơi hay thảo luận nhóm... Điều này không đơn giản vì mỗi tiết học có 45 phút thì đã mất 5-10 phút kiểm tra bài cũ, thời gian còn lại quá ít. Nếu áp dụng phương pháp giảng dạy mới nhiều thì sau đó, cả thầy cô và học sinh đều phải "vắt chân lên cổ”, "chạy” sao cho kịp chương trình đã quy định.
H.Thư (ghi)

Em Đàm Thị Hà, Dân tộc Tày (Cao Bằng) học sinh trường phổ thông vùng cao Việt Bắc - Giải Ba học sinh giỏi quốc gia 2012 môn Sử
Nên tạo cho mình thói quen đọc sách

Lúc đầu tiếp xúc, em thấy môn sử rất khó tiếp thu. Nhưng khi đọc và nghiền ngẫm nhiều lần, với em lại là môn học rất thú vị. Mỗi bạn đều có phương pháp học riêng. Đối với em phương pháp học hiệu quả nhất là tập trung nghe cô giảng bài, sau đó tự tìm hiểu thêm. Trong khi học sử, em thấy tạo cho mình thói quen đọc sách là điều rất quan trọng. Vừa đọc vừa có thể nghiền ngẫm, sau đó viết ra, rất dễ nhớ. Em thường đọc các loại sách kiến thức cơ bản, sau đó là chuyên sâu, như ngoài SGK sử em đọc thêm Lịch sử văn minh nhân loại, các sách sử do các giáo sư đầu ngành viết. Ngoài ra, em cũng đọc rất nhiều sách về văn hoá vùng miền. Chúng ta không nên bỏ qua văn hoá đọc, nhất là trong thời buổi Internet có nhiều thông tin đa chiều, nhưng đối với sách khi đã phát hành thì luôn bổ ích vì được chọn lọc, kiểm duyệt.

Đặc thù trường chúng em là một trường dân tộc chứ không phải trường chuyên. Vì thế chúng em gặp khó khăn so với các bạn trường chuyên khác cùng nhận giải lần này vì điều kiện học rất thiếu thốn. Tuy nhiên, em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ động viên từ gia đình, nhà trường và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.

H.A.T (ghi)


Hội thi tìm hiểu lịch sử Việt Nam do Thành Đoàn
và Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức

Chung kết Hội thi "Tìm hiểu lịch sử Việt Nam” với chủ đề "Em yêu Tổ quốc Việt Nam” dành cho học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn Hà Nội vừa diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, do Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức.

Sáu đội thi xuất sắc nhất được lựa chọn từ 1.267 liên đội của các trường học đã dự thi ba nội dung: Tự hào thiếu nhi Thủ đô, Theo dòng lịch sử, Em yêu Tổ quốc Việt Nam. Các đội đã trình bày sự hiểu biết về lịch sử đất nước, các danh nhân và những địa danh gắn liền cùng các sự kiện tiêu biểu trong lịch sử hào hùng của dân tộc với nhiều cách thể hiện, diễn xuất sinh động. Giải nhất đã thuộc về đội thi quận Hai Bà Trưng. Giải nhì là đội thi huyện Hoài Đức và quận Long Biên. Giải ba được trao cho các đội thi huyện Thanh Trì, Gia Lâm và quận Tây Hồ.
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1423&chitiet=50177&Style=1

yeutinhoc

Tổng số bài gửi : 13
Join date : 19/10/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết