Diễn đàn THCS Lê Ngọc Hân - Mỹ Tho
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn biến theo thời gian

Go down

Diễn biến theo thời gian Empty Diễn biến theo thời gian

Bài gửi  kimngân_1997 12/10/2011, 20:29


Phó tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson, Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm và Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn NoltingSự phân đoạn như sau cốt chỉ để tiện tham chiếu cho các diễn biến chính trên chiến trường. Trong báo chí và các diễn đàn về Chiến tranh Việt Nam còn rất nhiều cách phân đoạn khác nhau tuỳ theo trọng điểm phân tích.

[sửa] Những di sản của Chiến tranh Đông Dương lần thứ IBài chi tiết: Quá trình can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt NamNgay từ năm 1949, sau khi Nội chiến Trung Quốc kết thúc, và sau đó là chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, giới chính khách Mỹ cảm thấy lo sợ về làn sóng chủ nghĩa Cộng sản tại các nước thế giới thứ ba. Thuyết Domino ra đời, theo đó Mỹ tin rằng nếu một quốc gia đi theo Chủ nghĩa cộng sản, các quốc gia thân phương Tây lân cận sẽ bị đe dọa. Bởi vậy, Hoa Kỳ bắt đầu viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến chống lại Việt Minh (ám chỉ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), một tổ chức/chính quyền họ cho là có liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc. Đồng thời Mỹ tích cực chuẩn bị cho việc lập "khối Cửu Long" gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, nhằm biến ba nước dọc sông Mê Kông thành căn cứ quân sự, dùng ba nước này làm bàn đạp ở Đông Dương.

Mỹ tuyên bố "ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á" trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện "lãnh đạo của những nhà nước mới không phải là người cộng sản", đặc biệt ủng hộ việc thành lập các "nhà nước phi cộng sản" ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung Quốc. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ những quốc gia đồng minh tại Đông Nam Á vì không hài lòng với điều mà họ cho là "lực lượng cộng sản muốn thống trị Châu Á dưới chiêu bài dân tộc".[54] Bằng viện trợ, Mỹ ép Pháp phải nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chính sách của Mỹ là hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh, sau đó sẽ ép người Pháp rút lui khỏi Đông Dương.[55]

Khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1954, Mỹ đã trả 78% chiến phí cho Pháp[56], thậm chí phi công Mỹ cũng tham gia chiến đấu cùng Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của tổng chỉ huy. Việc Mỹ trực tiếp tham chiến tại chiến tranh Đông Dương chỉ còn là vấn đề thời gian 1-2 năm. Thậm chí khi Điện Biên Phủ nguy cấp, Mỹ đã tính tới chuyện dùng bom nguyên tử để cứu nguy cho Pháp. Một phần Hạm đội 7 với 2 tàu sân bay đã cập vịnh Hạ Long vào cuối tháng 4, sẵn sàng xuất kích khi có lệnh.

Bản thân người Pháp cũng cố gắng hết sức để chí ít cũng có một "lối thoát danh dự". Sau thất bại của chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, để giảm bớt áp lực chính trị-quân sự, Pháp đàm phán với Bảo Đại và những chính trị gia Việt Nam phi cộng sản không ủng hộ Chính phủ kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để thành lập Quốc gia Việt Nam thuộc Liên Hiệp Pháp.[57] Tới cuối chiến tranh, Quân đội Quốc gia Việt Nam đã phát triển lên tới 230.000 quân, chiếm 60% lực lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương[58], được đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Văn Hinh.[59]. Quân đội này sẽ trở thành nòng cốt của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa sau này.[60]

Tuy nhiên công thức "viện trợ Mỹ, viễn chinh Pháp, quân bản xứ" vẫn không cứu vãn được thất bại. Sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp đã mất hẳn ý chí tiếp tục chiến đấu giữ thuộc địa Đông Dương.[61].

Hiệp định Genève quy định các phe tham gia chiến tranh Đông Dương phải ngừng bắn, giải giáp vũ khí. Theo sự dàn xếp của các cường quốc, tạm thời chia Việt Nam ra thành hai khu vực cho hai phe quân sự đối địch. Miền Bắc dành cho các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, miền Nam dành cho tất cả các lực lượng thuộc khối Liên hiệp Pháp. Vĩ tuyến 17 được xem là ranh giới, và một khu phi quân sự tạm thời được lập dọc theo hai bên bờ sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị. Quân đội hai bên phải rút về khu vực được quy định trong vòng 300 ngày. Trong thời gian chuyển tiếp đó, người dân hai miền được quyền lựa chọn nơi sinh sống là khu vực mà mình muốn và sẽ được hỗ trợ trong việc di chuyển.

Hiệp định Genève không có điều khoản nào quy định chi tiết về việc tổ chức Tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam[62]. Nhưng theo Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954, tình trạng chia cắt này chỉ là tạm thời cho đến khi cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam sẽ được tổ chức vào năm tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Đồng thời Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève cũng công nhận chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào, Việt Nam, và ghi nhận bản Tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân đội Pháp khỏi lãnh thổ các nước này theo yêu cầu và thỏa thuận với chính quyền sở tại. Tuyên bố này còn nói rằng các chính quyền tại hai khu vực quân sự tại Việt Nam không được cho phép các hành động trả thù đối với những người đã từng cộng tác với phía bên kia cùng gia đình họ[63]. Không có phái đoàn nào tham dự Hội nghị Genève 1954 ký tên vào bản Tuyên bố cuối cùng.[64].

Phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã từ chối ký và không công nhận Hiệp định Genève đồng thời ra Tuyên bố Hiệp định Genève chứa "những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt". Tuyên bố cũng yêu cầu Hội nghị ghi nhận Quốc gia Việt Nam "tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở".[65] Phái đoàn Hoa Kỳ cũng từ chối ký và không công nhận Hiệp định Genève, tuyên bố không bị ràng buộc vào những quyết định ấy, nhưng nói thêm nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế". Trong Tuyên bố của mình, đối với sự chia cắt Việt Nam trái nguyện vọng của hai miền Nam - Bắc, chính phủ Mỹ cũng nêu rõ quan điểm "tiếp tục cố gắng đạt được sự thống nhất thông qua những cuộc tuyển cử tự do được giám sát bởi Liên Hiệp Quốc để bảo đảm chúng diễn ra công bằng".[66]

Kết quả Hiệp định: Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vừa giành được thắng lợi quan trọng trên chiến trường, tập kết về miền Bắc. Lực lượng Quốc gia Việt Nam và những người mong muốn độc lập cho Việt Nam nhưng bác bỏ lý luận đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của những người Cộng sản, cùng với quân đội Pháp tập kết về miền Nam[cần dẫn nguồn]. Theo thống kê của Ủy ban Quốc tế Giám sát Đình chiến có 892.876 dân thường di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam.[67] Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (thay thế Quốc gia Việt Nam) từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do với lý do mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra là "không thể có bầu cử tự do với những người cộng sản"[68]. Tổng thống Ngô Đình Diệm tuyên bố: "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ" nhưng "nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc".[69] Trước đó, năm 1945, ngay sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do người cộng sản lãnh đạo đã ra các sắc lệnh giải tán một số đảng phái khác[70], cho phép Ty Liêm phóng có thể bắt các phần tử bị quy là nguy hiểm cho nền độc lập của Việt Nam đưa đi an trí [71] đồng thời thành lập các toà án quân sự xử những thành phần trên[72] khiến nhiều đảng phái không thể tham gia vào cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa I (6/1/1946)[cần dẫn nguồn]ai?. Các đảng phái này cho rằng "trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản... chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được".[73] Nhưng theo Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp thì chính các đảng phái này thực tế đã phá hoại bầu cử (tuần hành, bắc loa hô hào kêu gọi tẩy chay bầu cử, dùng vũ lực ngăn không cho đặt hòm phiếu, cấm người dân treo cờ thậm chí bắt cóc, giết những cán bộ Việt Minh (tiêu biểu là Trần Đình Long[74]) và: "...chúng càng biết rõ một cuộc tuyển cử công bằng sẽ không mang lại gì cho chúng.[75]

Bên cạnh đó, báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành. [76], nên thực tế Hoa Kỳ cũng hậu thuẫn Việt Nam Cộng Hòa để cuộc tuyển cử không thể diễn ra. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không bao giờ được tổ chức.

Như vậy, xét về quá trình tham gia của các bên tham chiến, cuộc chiến Việt Nam là bước tiếp nối để giải quyết những mục tiêu mà cả 2 bên chưa làm được trong chiến tranh Đông Dương. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muốn đấu tranh giành độc lập-thống nhất hoàn toàn cho Việt Nam, chống lại mọi sự can thiệp của ngoại quốc. Mục tiêu của Việt Nam Cộng hoà - theo tuyên bố của Tổng thống Ngô Đình Diệm - là "thống nhất đất nước, thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ".[69] Còn Hoa Kỳ tiếp tục muốn chặn đứng "làn sóng Cộng sản" tại Đông Nam Á, bất kể sự ra đi của người Pháp. Nhiều nhà sử học coi 2 cuộc chiến thực chất chỉ là một với tên gọi "Cuộc chiến mười ngàn ngày", giai đoạn hòa bình 1954-1959 thực chất chỉ là chặng nghỉ tạm thời.[77]

[sửa] Giai đoạn 1954–1959Mỹ không công nhận kết quả Hiệp định Genève tuy nhiên vẫn tuyên bố ủng hộ nền hòa bình tại Việt Nam do Hiệp định Genève mang lại và thúc đẩy sự thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam bằng các cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Eisenhower lại tin rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành. [78], do đó Mỹ thực tế lại ủng hộ việc Việt Nam Cộng Hòa từ chối tổ chức Tổng tuyển cử tự do thống nhất Việt Nam. Mỹ coi miền Nam Việt Nam là địa bàn quan trọng trong chiến lược chống sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á nên bắt đầu các hoạt động tại Việt Nam, chuẩn bị cho những hỗ trợ ngày càng lớn hơn cho Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến với lực lượng cộng sản. Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do Edward Lansdale, người của CIA và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953, chỉ huy đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến để kêu gọi và vận động dân chúng miền Bắc di cư vào Nam[79]; giúp huấn luyện sỹ quan Việt Nam tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương; huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam (sau là Việt Nam Cộng hòa); xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối"[80].

Trong khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do với lý do mong muốn đất nước "thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ" và "nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc"[69] đồng thời ra sức củng cố quyền lực, đàn áp khốc liệt những người cộng sản trung thành còn lại ở miền Nam, những người không chịu tuyên bố ly khai chủ nghĩa cộng sản và hợp tác với chính quyền, bằng những chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng".

Trong khi đó miền Bắc vẫn chuẩn bị cho tổng tuyển cử và cố gắng theo đuổi các giải pháp hòa bình[81]. Hà Nội tìm kiếm hỗ trợ quốc tế, kêu gọi các đồng chủ tịch hội nghị Genève, nhắc nhở Pháp về trách nhiệm đối với việc thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam thông qua Tổng tuyển cử tự do theo đúng tinh thần của Bản Tuyên bố cuối cùng tại Hội nghị Genève. Tháng 7 năm 1956, sau khi yêu cầu đàm phán không được chính quyền Ngô Đình Diệm trả lời, Hà Nội yêu cầu các đồng chủ tịch hội nghị Genève tổ chức một cuộc hội nghị mới, yêu cầu này lại được lặp lại vào tháng 8. Các yêu cầu đàm phán với chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp tục được gửi vào tháng 6 và tháng 7 năm 1957, tháng 3 và tháng 12 năm 1958, tháng 7 năm 1959, và tháng 7 năm 1960, nhưng đều bị từ chối.

Trong khi tiến trình yêu cầu và từ chối đàm phán vẫn tiếp diễn, miền Bắc còn cố tái lập quan hệ thương mại với miền Nam[82], để giúp "nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân." Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khoá II) dự kiến: "Muốn thống nhất nước nhà bằng phương pháp hoà bình, cần phải tiến hành thống nhất từng bước; từ chỗ tạm thời chia làm hai miền tiến đến chỗ thống nhất chưa hoàn toàn, từ chỗ thống nhất chưa hoàn toàn sẽ tiến đến chỗ thống nhất hoàn toàn." Nhưng cũng như vấn đề bầu cử, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thậm chí còn từ chối cả việc thảo luận.

Về quân sự, miền Nam Việt Nam từ sau khi ký kết Hiệp định Genève, tồn tại ba lực lượng quân sự chủ yếu là: Bình Xuyên, các đảng phái quốc gia (Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng) và các giáo phái (Cao Đài, Hoà Hảo); Việt Nam Cộng hòa; những người kháng chiến cũ là Việt Minh đóng ở miền Nam.

Nhìn chung, trong giai đoạn 1954-1959 quân đội Việt Nam Cộng hòa giữ ưu thế trên chiến trường miền Nam. Nhiều cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội Việt Nam Cộng hòa với Bình Xuyên, một bộ phận thân Pháp trong các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, lực lượng quân sự của các đảng phái quốc gia ... diễn ra quyết liệt, với kết quả là các lực lượng này thất bại và phải giải thể hoặc gia nhập vào quân đội Việt Nam Cộng hoà. Còn lại hai lực lượng đối lập nhau gay gắt là: Việt Nam Cộng hòa và lực lượng Việt Minh miền Nam.

Trong giai đoạn này, lực lượng cộng sản còn ở lại miền Nam lui vào bí mật với chủ trương phát động nhân dân đấu tranh chính trị đòi thực hiện Tổng tuyển cử, chống các chương trình phát triển xã hội của chính quyền Ngô Đình Diệm như "Cải cách điền địa", "Cải tiến nông thôn" và bảo vệ cán bộ cách mạng nhưng vẫn sẵn sàng hoạt động vũ trang bất cứ lúc nào với số vũ khí được chôn giấu từ trước. Từ cuối năm 1955, đã xuất hiện những vụ ám sát với tên gọi "diệt bọn ác ôn và bọn do thám chỉ điểm". Những hoạt động vũ trang của những người cộng sản ngày càng gia tăng về quy mô, lan rộng khắp miền Nam. Đến cuối năm 1959 tình hình an ninh quân sự của miền Nam thật sự bất ổn, những người Cộng sản ở miền Nam đã phát động chiến tranh du kích khắp nơi với quy mô lên đến cấp Tiểu đoàn.[83] Tình hình chính trị trở nên xấu đi vì đường lối cứng rắn của chính phủ Việt Nam Cộng hòa với lực lượng cộng sản cũng như vì thái độ bất hợp tác của người cộng sản vốn không công nhận tính hợp pháp của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Tháng 9 năm 1960, sau khi đấu tranh chính trị hoà bình để thống nhất đất nước theo tinh thần của Bản Tuyên bố cuối cùng tại Hội nghị Genève không có kết quả, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ủng hộ các hoạt động đấu tranh vũ trang và chính trị của những người Cộng sản miền Nam[84]. Đến thời điểm này, sự căng thẳng của những người Cộng sản miền Nam đã lên đến mức mà chính phủ Hà Nội phải ủng hộ đấu tranh vũ trang ở phía Nam vĩ tuyến 17. Hội nghị Trung ương Đảng Lao động lần thứ 15 (tháng 1-1959) quyết định: "Phải qua con đường đấu tranh cách mạng bằng bạo lực, mà cụ thể là dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ và tập đoàn quân sự tay sai của Mỹ."[85]

Như vậy năm 1960 trở thành một năm có biến động lớn, mở ra một giai đoạn mới của Chiến tranh Việt Nam.

kimngân_1997
kimngân_1997

Tổng số bài gửi : 74
Join date : 10/10/2011
Age : 26
Đến từ : việt nam

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết