Diễn đàn THCS Lê Ngọc Hân - Mỹ Tho
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

cam xuc mua thu

Go down

cam xuc mua thu Empty cam xuc mua thu

Bài gửi  pengocyen_297 10/2/2012, 21:13

THU VỊNH

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái

Một tiếng trên không ngỗng nước nào

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

**

* THU ẨM

Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đom đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ?

Mắt lão không rầy cũng đỏ heo

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.

Độ năm ba chén đã say nhè.

**

* THU ĐIẾU

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được



Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

imagescah0kp60

Đã từ lâu mùa thu là nguồn cảm hứng vô tận của mọi thế hệ thi nhân Việt Nam. Trong dòng cảm hứng dạt dào ấy, ta bắt gặp chùm thơ gồm ba bài thơ thu được coi là “vô tiền khoáng hậu” mà Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu), nhà thơ của mùa thu Việt Nam.

Trong bức tranh thu tĩnh lặng ấy đã mang lại cho thi nhân cái tình man mác, bâng khuâng, một nỗi u hoài trước cảnh đất nước bị thực dân đô hộ và sự bất lực của bản thân mình.

Trong dòng văn học Việt Nam thời Trung đại, ta thấy Nguyễn Khuyến là một trong số ít nhà thơ có cái tình tha thiết với làng quê, với đất nước, với mùa thu. Đọc ba bài thơ về mùa thu của ông, ta có dịp thưởng thức mùa thu ở đất Việt trong cái hương vị xa xưa của thơ cổ, trong cái cảm nhận thanh cao của tâm hồn thi sĩ.

Và ẩn trong cái thi vị ấy là cả một trời thu đất Việt, là cả một cảnh sắc mùa thu thôn quê dân dã. Dường như tấm lòng tha thiết với quê hương của Nguyễn Khuyến đã ánh lên sắc trời thu thêm đẹp và đầy chất trữ tình.

Cùng với một bầu trời thu, nhưng ta thấy thi nhân có cái cảm và cả những việc làm khác nhau. Thu điếu là câu cá mùa thu, Thu ẩm là uống rượu mùa thu.

Vậy Thu vịnh thì chắc hẳn là làm thơ mùa thu. Và hiện diện trong bức tranh ấy là một sắc trời thu tuyệt hảo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt (Thu điếu)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng mây cao (Thu vịnh)

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt (Thu ẩm)

Nếu nhà thơ không có tình cảm tràn đầy, da diết với quê hương thì làm sao có được những bài thơ, câu thơ giàu ấn tượng đến như vậy. Nguyễn Khuyến có một tình quê tràn đầy sảng khoái, lâng lâng, nên hồn thơ cũng lai láng.

Trong hồn thơ lai láng ấy có chứa đựng nỗi niềm thao thức đối với đời, với quê hương đất nước của thi nhân.

Trong Thu vịnh, tác giả miêu tả cảnh thu quê hương của mình từ mùa thu xanh ngắt, cần trúc thì lơ phơ trước gió, mặt nước thì như từng khói phủ… đến

“mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái”.

“một tiếng trên không ngỗng nước nào”

để đi đến cái sâu lắng đầy suy tư, chất chứa trong lòng mình trước cảnh đất nước sang tay người khác. Quá khứ tốt đẹp đã không còn, mà mình thì bất lực, không làm gì được, phải chịu cảnh thương đau.

imagesca78cjhr

Đối với nhà thơ, tình cảm quê hương càng tha thiết bao nhiêu thì ý thức trách nhiệm đối với quê hương đất nước lại càng tha thiết day dứt bấy nhiêu. Chính vì vậy mà bài thơ đã khép lại bằng một tâm trạng có tính bi kịch: “ Nhân hứng cũng vừa toan cất bút –

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”.

Hai chữ “hứng” và “thẹn” diễn tả một tâm trạng dằn xé trong ông. Trước cảnh thu lắng đọng, giàu chất suy tư, lại bỗng dưng nghe khơi dậy trong lòng bao xót xa, đúng là lúc hứng thơ nồng lên, và thi nhân toan cất bút đề thơ, nhưng rồi nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Chữ thẹn là sự day dứt về nỗi bất lực của nhà thơ trước thực tại lịch sử, để rồi đi quyết định cuối cùng là từ quan lui về vườn mà vui với cuộc sống chân quê đúng theo nghĩa cử của Đào Tiềm (nhà thơ lớn đời Tấn – Trung Quốc, từng làm một chức quan nhỏ, nhưng lại bị bọn quan lại xấu xa chèn ép, nên từ quan về làm ruộng).

Bài thơ là bức tranh cảnh – tình của Nguyễn Khuyến. Mùa thu có nhẹ, có cao, có mông lung, man mác… nhưng đều quy vào tinh thần chung là lắng đọng, suy tư chất chứa bên trong như chính tâm hồn nhà thơ cũng đang lắng đọng, suy tư trước hiện thực của đất nước đau thương, nên nhà thơ mới có cái nhìn mùa thu quê mình thành một mùa thu như vậy.

Nếu trong Thu vịnh có cảnh thu khoáng đạt, cao nhẹ bao nhiêu thì cảnh trong Thu ẩm lại càng chật chội, bức bối, nhập nhòe bấy nhiêu. Cái bức bối, chất chội được mở ra ở hai câu đề với những hình ảnh: mái cỏ thì le te, đom đóm thì lập lòe trong ngõ tối. Rồi đến hai câu thực, ánh sáng có vẻ rạng dần ra nhưng cũng chỉ là cái sắc nhạt như sương khói, cái ánh sáng lập lòe của ánh trăng trên mặt ao.

Không gian của cảnh thu tiếp tục được mở ra ở hai câu luận, đó là một khoảng trời “xanh ngắt”. Cái “xanh ngắt” trong thu ẩm không giống cái “xanh ngắt mấy tầng cao” thanh thoát trong Thu vịnh.

Cái “xanh ngắt” trong Thu ẩm là để đối lập với cái “đỏ hoe” của con mắt, để làm khơi thêm nỗi đau của bệnh tật, nỗi đau đời của thi nhân. Có thế, ta mới hiểu vì sao thi nhân uống rượu. Việc uống rượu trong mùa thu này của thi nhân không chỉ là để nhìn ngắm cảnh sắc thiên nhiên, nhìn ngắm nhà mình mà là để là vơi đi nỗi niếm u uất trong ông.

Cả bài thơ là những gì nhòe ra, nhòe ra tất cả như tâm thần của người dần dần say. Dẫu bài thơ là một tâm sự kín đáo, nhưng người đọc thành tâm vẫn nhận ra sự lắng đọng suy tư của con người trước cảnh vật, cái xôn xao âm thầm ở câu luận, cái ngượng ngùng hổ thẹn ở câu kết mà nguồn gốc là sự xót xa cho nỗi nước nhà và cho nỗi bất lực của bản thân mình (theo giáo sư Lê Trí Viễn – Giảng văn).

Cảnh trong Thu vịnh, Thu ẩm là bức tranh thu có vẻ tĩnh lặng, thì trong Thu điếu, cái tĩnh lặng ấy được đẩy lên đến mức tuyệt đối.

Đọc Thu điếu ta chỉ còn hình dung ra một điếu ông trong chiều ngồi buông cần câu trên chiếc ao thu lạnh: “ao thu lạnh lẽo” mà âm thầm lặng lẽ ngắm nhìn cảnh sắc mùa thu đang hiện diện ở quanh mình.

Cảnh sắc mùa thu ấy được tác giả cảm nhận bằng một giác quan tinh tế và được vẽ lại bằng nét bút tài hoa của một họa sĩ – một bức tranh thu trong trẻo, bình dị, tĩnh lặng. Bức tranh thu ấy được đặc tả bằng gam màu màu xanh của nước, của bèo.

Trên nền xanh ngắt là màu trắng của tầng mây lơ lửng, màu vàng của chiếc lá lặng lẽ bay theo gió. Tất cả đều tạo ra bức tranh thu tĩnh lặng đến tuyệt đối.



imagescaate5aj



Đến cả cái dáng hình của điếu ông cũng vậy: “Tựa gối ôm cần” như thu mình vào chiếc thuyền “bé tẻo teo” trong một trạng thái bất động, phải nói rằng chỉ có một con người rất mực nhạy cảm với thiên nhiên, có tình yêu quê hương tha thiết mới có được những vần thơ mang vẻ đẹp đến say lòng như vậy. Và trong bức tranh thu ấy cũng mang theo một tình thu u buồn của thi nhân – thi nhân ngồi bất động “tựa gối ôm cần”để cảm nhận sự chuyển mình của vật, dù là rất nhẹ, nhẹ như chiếc lá khẽ khàng bay, nhẹ như “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

Cái âm thanh được cảm nhận từ cảm giác ấy “cá đâu đớp động” gợi lên nỗi u buồn thầm kín trong ông. Ông ngồi đó để ngắm mình vào cảnh thu mà suy ngẫm về cuộc đời, và thế sự.

Ông ngồi trong mùa thu buồn Việt Nam ở vào cái thời mà nước đã mất, nhân dân đang đắm chìm trong cảnh nô lệ. Bản thên nhà thơ tự trách mình bất lực, phải lui về vườn cũ luôn là nỗi day dứt trong ông.

Chùm thơ mùa thu là bức tranh cảnh – tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Nó là kết quả của một tấm lòng tha thiết với thiên nhiên, với quê hương đất nước. Và là nỗi niềm bâng khuâng, man mác, tâm sự u hoài, thầm kín của nhà thơ yêu nước, một công dân có ý thức trách nhiệm đối với dân với nước.

Càng ý thức về điều đó nhà thơ càng trở nên đau khổ, day dứt hơn, bởi sự bất lực của bản thân mình.

* Nguồn: Bình giảng Văn 9.

I love you I love you I love you I love you I love you I love you I love you I love you

pengocyen_297

Tổng số bài gửi : 20
Join date : 24/11/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết