Con đường gian khó đến trường ngày ấy
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Con đường gian khó đến trường ngày ấy
Xã hội phát triển, những cái xưa cũ cũng phải thay đổi theo, nhưng những con đường đất trắng bệt và sình lầy gắn liền với những bước chân nhỏ xíu của tôi và của tất cả những người bạn đồng trang lứa với tôi thì tôi không thể nào quên.
Hôm nay, tôi đang sống trên một thành phố phồn hoa, nơi có vô số những tòa nhà cao tầng và những con đường trải nhựa thẳng tắp, tấp nập xe cộ. Xa quê đã lâu như tôi không thể nào quên được những kỷ niệm về một vùng quê nghèo với những con đường đất mà ngày nào tôi và đám bạn cũng đều cắp sách đến trường trên con đường ấy.
Quê tôi là một vùng quê nghèo, cách khá xa thành phố Mỹ Tho. Một vùng quê mà quanh năm người dân chỉ biết quanh quẩn bên ruộng đồng. Dù còn nhiều thiếu thốn nhưng người dân quê tôi rất hiếu học, hầu như nhà nào cũng cho con đi học và đỗ đạt. Vì họ nghĩ chỉ có học mới thoát được cái nghèo, cái cơ cực.
Ba mẹ đứa nào cũng bận lo việc đồng áng nên chúng tôi tự lập từ nhỏ, phải đi học một mình. Quê tôi chỉ có hai mùa mưa và nắng, không có bốn mùa rõ rệt như miền Bắc và miền Trung, mỗi mùa kéo dài tới sáu tháng.
Mỗi mùa, chúng tôi đi học có cái khó khác nhau. Đoạn đường từ nhà tới trường, khoảng 3 km, thật sự khó khăn, thử thách đối với những đứa học tiểu học như chúng tôi.
Tôi và đám bạn ngày nào cũng phải đi bộ đến trường, nhà nghèo làm gì có xe đạp mà đi, mà nếu có xe cũng không đi được vì nhà chúng tôi nằm hun hút ẩn trong những cánh đồng lúa, xa xa mới có vài căn nhà lá xiêu vẹo.
Những con đường đất bé xíu này chỉ đủ một người đi, chúng chia những thửa ruộng ra thành những hình vuông, hình chữ nhật. Hai bên đường không một bóng cây che mát, cỏ mọc um tùm lấn ra gần hết đường, còn chừa đúng cái vạch trắng bệt thẳng tắp mà mọi người đi hằng ngày.
Dưới cái nắng chói chang, những con đường trắng bệt ra, đất nứt nẻ cho những lũ kiến, lũ dế chui xuống tránh nóng và sinh sống. Con đường nóng vô cùng, nhưng chân chúng tôi dường như đã bị chai sạn, chúng tôi thường đi chân đất để mò cua, bắt ốc, câu cá, gác chim,… phụ giúp gia đình sau những giờ tan học.
Trời nắng chang chang, những chiếc áo trắng quàng khăn đỏ cứ nhấp nhô đi hết góc ruộng này đến khúc quanh khác, những giọt mồ hôi lăn dài trên má, mặt mũi đứa nào đứa nấy đỏ bừng, hốc hác, đen đúa.
Chúng tôi cố gắng đi hoặc chạy thật nhanh để tránh cái nắng dữ dội này, thầm ước có một bóng cây để tránh nắng, nhưng vô vọng. Có đứa không có nón thì lấy cặp để trên đầu làm nón cho đỡ nắng, gọi là cặp cho oai chứ chỉ là miếng bao ny-lon rồi bỏ tập vào đó thôi.
Nắng nóng như vậy nhưng đây là mùa mà chúng tôi nghĩ rằng việc đi học ít cực nhất, dễ dàng nhất vì có thể đi, có thể chạy giỡn, không bị bùn lầy, quần áo và dép được sạch sẽ, chỉnh tề từ nhà đến trường.
Sáu tháng nắng đã qua, và mùa mưa lại đến. Mưa ào ào, có khi mưa rỉ rả suốt ngày. Mưa làm cây lúa, mọi vật tốt tươi nhưng bên cạnh màu xanh thì những con đường trắng bệt giờ đây biến thành một lớp bùn nhão màu xám xịt.
Chỉ một trận mưa cũng đủ làm cho chúng biến thành một màu “đáng ngại” với chúng tôi. Ngồi co ro trong nhà tôi cầu mong cho có nắng để đường bớt lớp bùn nhão. Đi học mùa nắng đã cực, mùa mưa còn cực hơn rất nhiều.
Mặc dù cực như vậy nhưng tôi và tụi bạn hiếm có đứa nào nghỉ học vì con đường “xấu xí” này. Lũ trẻ chúng tôi thường đi chung với nhau lắm, lúc nào tới giờ đi học cũng í ới nhau đi chung.
Đoạn đường 3 cây số toàn một lớp bùn nhão nhẹt, chúng cứ quấn lấy chân chúng tôi. Nhưng chúng tôi vẫn có cách, trời nắng chúng tôi quần áo chỉnh tề, chạy giỡn còn mùa này thì chúng tôi bỏ giày dép vô bao nylon, “xăn” quần lên cao tới đầu gối.
Những lớp bùn nhão sền sệt tới mắt cá chân, nhưng không làm nản lòng chúng tôi đến trường. Đứa nào cũng cố gắng bấm chặt những ngón chân xuống lớp bùn nhão, những bước đi khệng khạng sợ té, những bụi cỏ um tùm bị lớp bùn phủ lên tan nát, chúng tôi ráng tìm chỗ nào ít bùn nhất để bước lên.
Nhưng còn chỗ nào đâu, bước chân đứa đi đầu vừa xong là đứa sau lại bước lên. Đứa nào cũng mệt, cũng sợ té nhưng lúc nào chúng tôi vừa đi vừa rôm rả nói chuyện. Và “oạch”, lại một vụ bắt ếch nữa rồi. Đây không biết là vụ bắt ếch thứ mấy trên con đường này.
Tiếng cười giòn tan của vài đứa bên cạnh và một nụ cười méo xệch trên mặt đứa vừa bắt được con ếch “tổ chảng”. Lũ chúng tôi cười nhưng không phải cười mỉa mai mà là cười vì sự ngây thơ hồn nhiên của những đứa trẻ tiểu học.
Chúng tôi cứ thế đi tiếp, tiếng cười nói vẫn rôm rả. Đến trường có một cái ao, chúng tôi cùng nhau rửa chân và mang dép vào, còn đứa vừa bị té lúc nãy thì rửa lại quần áo cho đỡ dơ chứ làm sao cho hết bùn được.
Đó là những ngày chúng tôi đi học đã tạnh mưa, những lúc đang đi trời bỗng đổ mưa, chúng tôi vội vàng lấy bao ny-lon trùm lên đầu, và cầm tập sách trước ngực để cho khỏi ướt. Những đứa không có, chúng tôi chia nhau hai ba đứa che cùng một bao ny-lon. Có khi không đủ, nhiều đứa dầm mưa tới trường, quần áo thì ướt sũng.
Đồng ruộng thì trống trơn, mưa ào ào, những vệt sấm chớp ầm ầm trên đầu, làm chúng tôi vừa sợ vừa cố gắng chạy thật nhanh nhưng làm sao chạy nhanh được khi dưới chân chúng tôi toàn bùn nhão, bám bấu vào chỗ nào cũng trơn hết.
Có đứa tội nghiệp lắm, bị mảnh sành cắt chảy máu, lúc đó chúng tôi chạy lại lấy cỏ mực đấp vào chỗ bị thương. Chúng tôi vấp ngã và lại đứng lên ngay tại vị trí đó và lại đi tiếp… Tình bạn trẻ thơ thật trong sáng và đáng quý!
Ngày tháng trôi qua, hết nắng rồi lại mưa, chúng tôi cần mẫn đi học không một ngày nghỉ học và bây giờ khi chúng tôi đã thành đạt. Quê tôi bây giờ đã khác trước nhiều lắm rồi, đời sống người dân đã khá lên rất nhiều, những cánh đồng ngày trước giờ không còn nữa mà thay vào đó là những vườn cây cho hoa lợi cao.
Con đường đất ngày xưa bây giờ mỗi lần về thăm quê tôi không thể nhận ra được. Con đường đã được mở rộng, đã được thay bằng đá đỏ, trải bê tông. Lũ trẻ bây giờ vẫn đi trên con đường hồi xưa chúng tôi đi học, nhưng tụi nó đi bằng xe đạp hoặc xe máy do cha mẹ chở.
Xã hội phát triển, những cái xưa cũ cũng phải thay đổi theo, nhưng những con đường đất trắng bệt và sình lầy như là con đường tương lai gắn liền với những bước chân nhỏ xíu của tôi và của tất cả những người bạn đồng trang lứa với tôi thì tôi không thể nào quên.
Bùi Viễn Trung
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/04/con-duong-gian-kho-den-truong-ngay-ay/
Hôm nay, tôi đang sống trên một thành phố phồn hoa, nơi có vô số những tòa nhà cao tầng và những con đường trải nhựa thẳng tắp, tấp nập xe cộ. Xa quê đã lâu như tôi không thể nào quên được những kỷ niệm về một vùng quê nghèo với những con đường đất mà ngày nào tôi và đám bạn cũng đều cắp sách đến trường trên con đường ấy.
Quê tôi là một vùng quê nghèo, cách khá xa thành phố Mỹ Tho. Một vùng quê mà quanh năm người dân chỉ biết quanh quẩn bên ruộng đồng. Dù còn nhiều thiếu thốn nhưng người dân quê tôi rất hiếu học, hầu như nhà nào cũng cho con đi học và đỗ đạt. Vì họ nghĩ chỉ có học mới thoát được cái nghèo, cái cơ cực.
Ba mẹ đứa nào cũng bận lo việc đồng áng nên chúng tôi tự lập từ nhỏ, phải đi học một mình. Quê tôi chỉ có hai mùa mưa và nắng, không có bốn mùa rõ rệt như miền Bắc và miền Trung, mỗi mùa kéo dài tới sáu tháng.
Mỗi mùa, chúng tôi đi học có cái khó khác nhau. Đoạn đường từ nhà tới trường, khoảng 3 km, thật sự khó khăn, thử thách đối với những đứa học tiểu học như chúng tôi.
Tôi và đám bạn ngày nào cũng phải đi bộ đến trường, nhà nghèo làm gì có xe đạp mà đi, mà nếu có xe cũng không đi được vì nhà chúng tôi nằm hun hút ẩn trong những cánh đồng lúa, xa xa mới có vài căn nhà lá xiêu vẹo.
Những con đường đất bé xíu này chỉ đủ một người đi, chúng chia những thửa ruộng ra thành những hình vuông, hình chữ nhật. Hai bên đường không một bóng cây che mát, cỏ mọc um tùm lấn ra gần hết đường, còn chừa đúng cái vạch trắng bệt thẳng tắp mà mọi người đi hằng ngày.
Dưới cái nắng chói chang, những con đường trắng bệt ra, đất nứt nẻ cho những lũ kiến, lũ dế chui xuống tránh nóng và sinh sống. Con đường nóng vô cùng, nhưng chân chúng tôi dường như đã bị chai sạn, chúng tôi thường đi chân đất để mò cua, bắt ốc, câu cá, gác chim,… phụ giúp gia đình sau những giờ tan học.
Trời nắng chang chang, những chiếc áo trắng quàng khăn đỏ cứ nhấp nhô đi hết góc ruộng này đến khúc quanh khác, những giọt mồ hôi lăn dài trên má, mặt mũi đứa nào đứa nấy đỏ bừng, hốc hác, đen đúa.
Chúng tôi cố gắng đi hoặc chạy thật nhanh để tránh cái nắng dữ dội này, thầm ước có một bóng cây để tránh nắng, nhưng vô vọng. Có đứa không có nón thì lấy cặp để trên đầu làm nón cho đỡ nắng, gọi là cặp cho oai chứ chỉ là miếng bao ny-lon rồi bỏ tập vào đó thôi.
Nắng nóng như vậy nhưng đây là mùa mà chúng tôi nghĩ rằng việc đi học ít cực nhất, dễ dàng nhất vì có thể đi, có thể chạy giỡn, không bị bùn lầy, quần áo và dép được sạch sẽ, chỉnh tề từ nhà đến trường.
Sáu tháng nắng đã qua, và mùa mưa lại đến. Mưa ào ào, có khi mưa rỉ rả suốt ngày. Mưa làm cây lúa, mọi vật tốt tươi nhưng bên cạnh màu xanh thì những con đường trắng bệt giờ đây biến thành một lớp bùn nhão màu xám xịt.
Chỉ một trận mưa cũng đủ làm cho chúng biến thành một màu “đáng ngại” với chúng tôi. Ngồi co ro trong nhà tôi cầu mong cho có nắng để đường bớt lớp bùn nhão. Đi học mùa nắng đã cực, mùa mưa còn cực hơn rất nhiều.
Mặc dù cực như vậy nhưng tôi và tụi bạn hiếm có đứa nào nghỉ học vì con đường “xấu xí” này. Lũ trẻ chúng tôi thường đi chung với nhau lắm, lúc nào tới giờ đi học cũng í ới nhau đi chung.
Đoạn đường 3 cây số toàn một lớp bùn nhão nhẹt, chúng cứ quấn lấy chân chúng tôi. Nhưng chúng tôi vẫn có cách, trời nắng chúng tôi quần áo chỉnh tề, chạy giỡn còn mùa này thì chúng tôi bỏ giày dép vô bao nylon, “xăn” quần lên cao tới đầu gối.
Những lớp bùn nhão sền sệt tới mắt cá chân, nhưng không làm nản lòng chúng tôi đến trường. Đứa nào cũng cố gắng bấm chặt những ngón chân xuống lớp bùn nhão, những bước đi khệng khạng sợ té, những bụi cỏ um tùm bị lớp bùn phủ lên tan nát, chúng tôi ráng tìm chỗ nào ít bùn nhất để bước lên.
Nhưng còn chỗ nào đâu, bước chân đứa đi đầu vừa xong là đứa sau lại bước lên. Đứa nào cũng mệt, cũng sợ té nhưng lúc nào chúng tôi vừa đi vừa rôm rả nói chuyện. Và “oạch”, lại một vụ bắt ếch nữa rồi. Đây không biết là vụ bắt ếch thứ mấy trên con đường này.
Tiếng cười giòn tan của vài đứa bên cạnh và một nụ cười méo xệch trên mặt đứa vừa bắt được con ếch “tổ chảng”. Lũ chúng tôi cười nhưng không phải cười mỉa mai mà là cười vì sự ngây thơ hồn nhiên của những đứa trẻ tiểu học.
Chúng tôi cứ thế đi tiếp, tiếng cười nói vẫn rôm rả. Đến trường có một cái ao, chúng tôi cùng nhau rửa chân và mang dép vào, còn đứa vừa bị té lúc nãy thì rửa lại quần áo cho đỡ dơ chứ làm sao cho hết bùn được.
Đó là những ngày chúng tôi đi học đã tạnh mưa, những lúc đang đi trời bỗng đổ mưa, chúng tôi vội vàng lấy bao ny-lon trùm lên đầu, và cầm tập sách trước ngực để cho khỏi ướt. Những đứa không có, chúng tôi chia nhau hai ba đứa che cùng một bao ny-lon. Có khi không đủ, nhiều đứa dầm mưa tới trường, quần áo thì ướt sũng.
Đồng ruộng thì trống trơn, mưa ào ào, những vệt sấm chớp ầm ầm trên đầu, làm chúng tôi vừa sợ vừa cố gắng chạy thật nhanh nhưng làm sao chạy nhanh được khi dưới chân chúng tôi toàn bùn nhão, bám bấu vào chỗ nào cũng trơn hết.
Có đứa tội nghiệp lắm, bị mảnh sành cắt chảy máu, lúc đó chúng tôi chạy lại lấy cỏ mực đấp vào chỗ bị thương. Chúng tôi vấp ngã và lại đứng lên ngay tại vị trí đó và lại đi tiếp… Tình bạn trẻ thơ thật trong sáng và đáng quý!
Ngày tháng trôi qua, hết nắng rồi lại mưa, chúng tôi cần mẫn đi học không một ngày nghỉ học và bây giờ khi chúng tôi đã thành đạt. Quê tôi bây giờ đã khác trước nhiều lắm rồi, đời sống người dân đã khá lên rất nhiều, những cánh đồng ngày trước giờ không còn nữa mà thay vào đó là những vườn cây cho hoa lợi cao.
Con đường đất ngày xưa bây giờ mỗi lần về thăm quê tôi không thể nhận ra được. Con đường đã được mở rộng, đã được thay bằng đá đỏ, trải bê tông. Lũ trẻ bây giờ vẫn đi trên con đường hồi xưa chúng tôi đi học, nhưng tụi nó đi bằng xe đạp hoặc xe máy do cha mẹ chở.
Xã hội phát triển, những cái xưa cũ cũng phải thay đổi theo, nhưng những con đường đất trắng bệt và sình lầy như là con đường tương lai gắn liền với những bước chân nhỏ xíu của tôi và của tất cả những người bạn đồng trang lứa với tôi thì tôi không thể nào quên.
Bùi Viễn Trung
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/04/con-duong-gian-kho-den-truong-ngay-ay/
Similar topics
» Bạo lực học đường – Ngày càng “nóng”
» 'Khai tử' cảm xúc ngày khai trường
» KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN
» Diễn biến theo thời gian
» Bạo lực học đường
» 'Khai tử' cảm xúc ngày khai trường
» KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN
» Diễn biến theo thời gian
» Bạo lực học đường
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết