Diễn đàn THCS Lê Ngọc Hân - Mỹ Tho
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN

Go down

KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN Empty KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN

Bài gửi  kimngân_1997 11/10/2011, 13:34

Khái niệm văn học dân gian

- Văn học dân gian là một thành tố của văn hoá dân gian, tức là phôncơlo (trí tuệ nhân dân).

- Văn học dân gian còn gọi là văn học truyền miệng hoặc văn học bình dân.

- Văn học dân gian là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân, ra đời từ thời viễn cổ, phát triển qua các thời kì lịch sử, đến cả hiện nay và mai sau. Văn học dân gian có những đặc trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc.

Các thể loại văn học dân gian

1. Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè, truyện thơ.

2. Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

3. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng đồ.

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

1. Tính tập thể (trong sáng tạo, trong lưu truyền, trong sử dụng và cảm thụ...)

2. Tính truyền miệng.

3. Gắn với sinh hoạt xã hội (đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động...)

Giá trị và vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc

1. Văn học dân gian là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân.

2. Văn học dân gian là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn học dân tộc.
kimngân_1997
kimngân_1997

Tổng số bài gửi : 74
Join date : 10/10/2011
Age : 27
Đến từ : việt nam

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết