Đổi mới môn Lịch Sử
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đổi mới môn Lịch Sử
Trước hết, cần thay đổi mục tiêu dạy học lịch sử. Môn lịch sử chỉ trở nên hấp dẫn khi học sinh nhận biết được quá khứ đang tồn tại trong hiện tại và còn hiện diện ở tương lai.
Môn lịch sử có sứ mệnh là giải đáp “trầm tích lịch sử”. Đối với từng bậc học, mỗi trình độ khác nhau, chúng ta giúp người học hiểu được từng “lát cắt trầm tích” khác nhau phù hợp với khả năng nhận thức của các em.
Thứ hai, để phù hợp với mục tiêu thì nội dung sách giáo khoa cần thiết phải thay đổi cách tiếp cận cho từng đối tượng người học. Thay vì học sinh trung học cơ sở phải học giai đoạn, thời kỳ lịch sử thì chúng ta nên giúp các em biết được những nhân vật lịch sử. Ví dụ lịch sử Việt Nam chúng ta nên dạy về nhân vật lịch sử Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...
Thứ ba, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá giáo dục môn lịch sử.
Về đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta đã bàn luận nhiều về quan điểm lấy người học làm trung tâm trong dạy học. Cần có sự thay đổi mạnh mẽ về phương pháp dạy học, trước hết yêu cầu trình độ của giáo viên phải không ngừng nâng cao, kế đến là biết vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học trong tiết dạy. Về lâu dài, cần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường sư phạm, nơi đào tạo giáo viên dạy lịch sử.
Thay đổi cách đánh giá giáo dục môn lịch sử. Giáo viên nên giảm những yêu cầu học sinh học theo dạng thuộc lòng, “tra tấn thông tin”, hướng đến những yêu cầu gắn liền với hiện tại và bản thân học sinh. Ví dụ thay vì yêu cầu học sinh những câu hỏi dạng như “trình bày” thì chúng ta nên hỏi “nếu em là nhân vật”, “em học được những gì từ nhân vật”, “thời kỳ lịch sử đó ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống hiện nay”...
Chất lượng dạy học môn lịch sử phổ thông đang báo động. Thực tế đã rõ ràng không cần bàn cãi. Bài viết không có tham vọng tìm giải pháp hoàn chỉnh cho vấn đề này. Hi vọng rằng sau kết quả tuyển sinh năm nay, xã hội quan tâm nhiều hơn tới môn lịch sử nói riêng và khoa học xã hội nói chung, những môn này đã từ lâu rồi chúng ta không hề quan tâm đúng mức.
TRẦN THANH NHỰT
(Trường cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng)
Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Ban-doc-va-TTCT/451032/Day---hoc-mon-lich-su-phu-hop-tung-bac-hoc.html
Môn lịch sử có sứ mệnh là giải đáp “trầm tích lịch sử”. Đối với từng bậc học, mỗi trình độ khác nhau, chúng ta giúp người học hiểu được từng “lát cắt trầm tích” khác nhau phù hợp với khả năng nhận thức của các em.
Thứ hai, để phù hợp với mục tiêu thì nội dung sách giáo khoa cần thiết phải thay đổi cách tiếp cận cho từng đối tượng người học. Thay vì học sinh trung học cơ sở phải học giai đoạn, thời kỳ lịch sử thì chúng ta nên giúp các em biết được những nhân vật lịch sử. Ví dụ lịch sử Việt Nam chúng ta nên dạy về nhân vật lịch sử Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...
Thứ ba, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá giáo dục môn lịch sử.
Về đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta đã bàn luận nhiều về quan điểm lấy người học làm trung tâm trong dạy học. Cần có sự thay đổi mạnh mẽ về phương pháp dạy học, trước hết yêu cầu trình độ của giáo viên phải không ngừng nâng cao, kế đến là biết vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học trong tiết dạy. Về lâu dài, cần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường sư phạm, nơi đào tạo giáo viên dạy lịch sử.
Thay đổi cách đánh giá giáo dục môn lịch sử. Giáo viên nên giảm những yêu cầu học sinh học theo dạng thuộc lòng, “tra tấn thông tin”, hướng đến những yêu cầu gắn liền với hiện tại và bản thân học sinh. Ví dụ thay vì yêu cầu học sinh những câu hỏi dạng như “trình bày” thì chúng ta nên hỏi “nếu em là nhân vật”, “em học được những gì từ nhân vật”, “thời kỳ lịch sử đó ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống hiện nay”...
Chất lượng dạy học môn lịch sử phổ thông đang báo động. Thực tế đã rõ ràng không cần bàn cãi. Bài viết không có tham vọng tìm giải pháp hoàn chỉnh cho vấn đề này. Hi vọng rằng sau kết quả tuyển sinh năm nay, xã hội quan tâm nhiều hơn tới môn lịch sử nói riêng và khoa học xã hội nói chung, những môn này đã từ lâu rồi chúng ta không hề quan tâm đúng mức.
TRẦN THANH NHỰT
(Trường cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng)
Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Ban-doc-va-TTCT/451032/Day---hoc-mon-lich-su-phu-hop-tung-bac-hoc.html
Similar topics
» Mạn đàm về cách dạy lịch sử
» Những nữ anh hùng trong lịch sử Việt Nam
» Nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám”
» LẠI NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ
» Lịch sử văn minh thế giới.
» Những nữ anh hùng trong lịch sử Việt Nam
» Nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám”
» LẠI NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ
» Lịch sử văn minh thế giới.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết