Một số vấn đề về nền giáo dục nước ta trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Một số vấn đề về nền giáo dục nước ta trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Abstract: On the basis of the analysis of world situations, particularly the impact of the modern scientific and technological revolution on the country’s industrialization and modernization and the role of education in that cause, the author proposes several important solutions for the development of Vietnam’s education in the orientation of ‘standardization, modernization and socialization (Resolutions of the 10th Party Congress), which enables our education to really become the bases and driving forces for the country’s industrialization and modernization.
Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với cuộc cách mạng về khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới hiện nay, khoa học và công nghệ đã trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trong đó tri thức và thông tin trở thành yếu tố quan trọng và nguồn tài nguyên đặc biệt, có giá trị cao. Do đó, vai trò của các yếu tố truyền thống trong sản xuất và cạnh tranh đã có sự thay đổi lớn: yếu tố trí tuệ có vai trò quyết định nhất trong mối tương quan với các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, vốn và sức lao động. Đồng thời cũng chính từ nó đã hình thành nên nguồn lực nội sinh cho sự phát triển.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội; các quốc gia lớn, họ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Tình hình đó đã tạo nên thời cơ thuận lợi để các nước có điều kiện phát triển; sự hợp tác giữa các nước ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng trở nên gay gắt…
Thành quả trong nhiều năm qua của nền giáo dục của chúng ta là đã tạo nên một đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức cơ bản vững chắc và gắn bó chặt chẽ với thực tiễn. Họ đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đã góp phần đào tạo bồi dưỡng nên một thế hệ cán bộ khoa học – công nghệ trẻ kế tiếp, giàu trí tuệ và năng động. Đội ngũ này là lực lượng nòng cốt đáng tin cậy, đã và đang tích cực góp phần tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cơ bản theo hướng hiện đại.
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ phương hướng phấn đấu của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn mới là :nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
Theo phương hướng trên, trước nền giáo dục của chúng ta có trách nhiệm rất to lớn và nặng nề là góp phần đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những chiến sĩ kiên cường bảo vệ những giá trị và thành quả của cách mạng, trung thành với Đảng và sự nghiệp của Tổ quốc và dân tộc, có khả năng biến kiến thức thành niềm tin chỉ đạo cho hành động, có sức đề kháng mạnhmẽ trước mọi ảnh hưởng của những tư tưởng độc hại đang xâm nhập, thẩm thấu, làm biến chất thế hệ trẻ của chúng ta. Trong mối quan hệ giưã nhà trường và xã hội, cần phá vỡ bức tường ngăn cách đào tạo, khoa học với sản xuất; phải làm cho quá trình giáo dục và đào tạo thực sựmềm dẻo, thích ứng với những đổi thay của thời đại mà nổi bật là xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới và hướng tới "xã hội thông tin"; phải cân đối lại các nguồn nhân lực được đào tạo, chủ yếu là giữa những người trực tiếp sản xuất, những cán bộ thiết kế và kỹ thuật, những cán bộ là công tác nghiên cứu và phát triển, cân chú trọng đồng thời cả ba mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. chỉ làm như vậy mới có thể tạo nên nguồn lực nội sinh dồi dào, mạnh mẽ và có khả năng kết hợp chặt chẽ được với nguồn lực ngoại sinh, thực hiện tốt nhiệm vụ trong giai đoạn đầu tiên của cả thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa ở nước ta là: tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ bên ngoài, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế bên trong, đồng thời đi thẳng vào công nghệ tiên tiến ở những ngành, những lĩnh vực có tác động chi phối nền kinh tế quốc dân, và tiến tới sáng tạo ra công nghệ mới.
Ngoài ra, phải phân đấu xây dựng xã hội ta thành một xã hội có trình độ dân trí và học vấn cao. Tùy theo điều kiện cụ thể từng giai đoạn mà nâng dần trình độ phổ cập giáo dục cho toàn dân theo độ tuổi quy định (trước mắt là phổ cập giáo dục tiểu học, tiến lên phổ cập ở bậc trung học cơ sở), khuyến khích để ngày càng có nhiều người lao động trực tiếp sản xuất vươn tới trình độ học vấn cao đẳng, đủ khả năng làm việc trong một hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại. Cần đào tạo điều kiện cho con em các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa… được học hành, tiếp thu nền giáo dục tốt và có khả năng vươn lên trình độ học vấn cao. Như vậy, vừa bảo đảm được sự công bằng xã hội trong giáo dục, vừa góp phần bảo đảm sự phân bố cán bộ khoa học- công nghệ theo vùng và lãnh thổ một cách phù hợp, tạo lực lượng nòng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các ngành và các địa phương.
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nhà nước đòi hỏi phải không ngững nâng cao chất lượng đào tạo. hiện nay nhiều nước trên thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển cao của khoa học và công nghệ, còn ước ta vẫn ở trong tình trạng khá lạc hậu, chưa ứng dụng được nhiều thành tự của nền khao học và công nghệ tiên tiến. Để nước ta có thể rút ngắn được khoảng cách đối với các nước tiên tiến, có thể đi tắt, đi nhanh, đóng đầu, tiến thẳng lên trình độ hiện đại, để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nền kinh tế, hội nhập được vào một thế giới đầy biến đồng có nhiều thời cơ, nhưng cũng lắm ngu cơ, thử thách, chúng ta cần phải có một đội ngũ cán bộ và nhân viên kỹ thuật được đào tạo tốt. Đặc biệt là phải hết sức chú trọng bồi dưỡng nhân lực tinh hoa – các nhân tài làm nhiệm vụ chủ trì những hướng, ngành và lĩnh vực khoa học và công nghệ quan trọng, then chốt của đất nước do đó cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo, cần hết sức quan tâm đến việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng xây dựng tốt năng lực công nghệ Quốc gia ở bước đi đầu tiên. Nhưng để xây dựng tốt năng lực công nghệ Quốc gia, cần phải chú trọng xây dựng năng lực khoa học công nghệ quốc gia vì hoạt động khoa học cho phép phát hiện quy luật của các sự vật và hiên tượng, vận dụng những quy luật ấy vào thực tiễn, và do đó tạo thành cơ sở của công nghệ. Hơn nữa, chỉ có trình độ khoa học cao mới có khả năng tiếp thu được công nghệ tiên tiến, hiện đại cũng như sáng tạo ra công nghệ mới. Vì thế, phải chú ý đào tạo, bồi dưỡng và thu hút các tài năng khoa học trẻ làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển, tạo ra một thế hệ đồng bộ đội ngũ chuyên gia – nhà khoa học học, bao gồm những cán bộ có năng lực nghiên cứu, thiết kế giỏi và những cán bộ có năng lực công nghệ giỏi.
Cần hình thành những trung tâm chất lượng cao để đào tạo nhân lực tinh hoa cho một số ngành khoa học – công nghệ trọng điểm, có đẳng cấp quốc tế. Những trung tâm như vậy cần được đầu tư tốt đội ngũ giáo sư- giảng viên, cơ sở vật chất thí nghiệm và các điều kiện học tập, kể cả các điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, sinh viên đượcđào tạo tại các trung tâm như vậy cần được tuyển chọn tốt bằng mọi quy trình hết sức chặt chẽ.
Nhiệm vụ đào tạo theo nhân lực tinh hoa không nên chỉ giao cho một số trường, hoặc thành lập một trường riêng biệt, mà là cần căn cứy vào thế mạnh, truyền thống của các trường trọng điểm quốc gia hiện nay (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố HCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội) để hình thành những trung tâm chất lượng cao phù hợp với đẳng cấp Quốc tế.
Cần làm cho đất nước ta trở thành đất nước của những người hiền tài, ở đó , mọi năng lực trọng dụng và tạo điều kiện để phát triển mọi sáng tạo được khuyến khích và phát huy, giúp phần thực hiện được mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xa hội công bằng, dân chủ văn minh", sánh vai cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại (Báo cáo chính trị Đại hội X).
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới, chất lượng đào tạo còn gắn với việc trang bị cho người học khả năng khai thác được thông tin toàn cầu về khoa học và công nghệ như là một dạng tài nguyên đặc biệt qua hệ thống các mạng thông tin khổng lồ. ở đây cần hết sức lưu ý việc giáo dục cho thế hệ trẻ bản lĩnh chính trị vững vàng, biết lựa chọn thông tin cần thiết cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, loại trừ những tư tưởng độc hại và mọi âm mưu diễn biến hòa bình qua các dòng thác thông tin đó.
Ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, chu kỳ từ lúc có phát minh khao học đến lúc nó được ứng dụng trong thực tiễn ngày càng rút ngắn, thông tin đã trở thành một nguồn lực, một nguồn tài nguyên thực sự, luôn luôn thay đổi và phát triển. Trong điều kiện đó, giáo dục và đào tạo ở nhà trường được coi là gia đoạn mở đầu của một quá trình học tập liên tục, không bao giờ ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời hoạt động của mỗi người. Giáo dục phải trở thành một hệ thống đa dạng, mềm dẻo hướng tới số đông nhưng lại trên cơ sở cá biệt hóa và tự đào tạo, chú ý đến năng lực và triển vọng của từng người. Mọi bằng cấp và học vị chỉ có giá trị ghi nhận trình độ đến một giai đoạn nhất định, cong tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào việc tự học tập, tự hoàn thiện của mỗi người trước sự đổi thay và phát triển mạnh mẽ của nền khoa học và công nghệ hiện đại.
Mục tiêu phát triển xã hội một cách bền vững đang đặt ra cho giáo dục những yêu cầu mới. trong nội dung, chương trình và tổ chứuc ngành nghề đào tạo cần hết sức quan rtâm đến các vấn đề về môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; giải quyết tốt nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời việc làm lành mạnh các quan hệ xã hội; kết hợp tốt lợi ích của công cuộc phát triển trước mắt với lợi ích lâu dài của dân tộc và tương lai của đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh, quốc phòng; kết hợp xây dựng với bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ. Ngoài ra do văn hóa ngày vàng có tầm quan trọng đặc biệt không những đối với ựu phát triển kinh tế – xã hội trước mắt, mà còn bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững của xa hội, cho nên cần hết sức đề cao yêu cầu văn hóa trong mục tiêu giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục.
Với quan điểm giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, là bộ phận quan trọng hàng đầu của kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc xã hội hóa giáo dục là một đòi hỏi mang tính tất yếu trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nói vai trò chủ đạo của Nhà nước là nói đến vái trò của Nhà nước trong việc định hư9ứng cho sự phát triển cuỷa giáo dục; việc xây dựng độ ngũ những người thầy giáo- kỹ sư tâm hồn mà trách nhiệm và sứ mệnh của họ đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ không đổi thay ngay cả trong xã hội thông tin hiện đại; và trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu nhất cho giáo dục. Nhưng để có một hệ thống giáo dục lan tỏa khắp toàn quốc, mọi địa phương, mọi ngành mọi thành phần kinh tế và mọi người dân đều có nghĩa vụ chăm lo đến sự nghiệp giáo dục với những hình thức, tính chất và mức độ khác nhau. ngoài hệ thống các trường công lập, khuyến khích mở các trường bán công, dân lập và trường tư thục để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng và phong phú, ngày càng tăng của toàn xã hội. áp dụng tộng rãi mô hình trường cao đẳng cộng đồng nhằm phục vụ thiết thực cho lợi ích phát triển kinh tế – xã hôi của từng địa phương trong cả nước. Sinh viên của các trường cao đẳng cộng đồng phải được đào tạo nghề nghiệp tốt, đồng thời, tròn sự liên thông của toàn bộ hệ thống, họ cần được tạo điều kiện để học tiếp chuyển lên đại học.
Tất cả các loại hình trường nói trên đầu phải có sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan quản lý giáo dục. Các tổ chức kinh doanh, sản xuất, dịch vụ là những tổ chức trực tiếp sử dụng các sản phẩm của giáo dục và đào tạo đầu phải có nghĩa vụ đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục của Nhà nước.
Tóm lại chúng ta cần nắm vững xu hướng vận động và phát triển nền giáo dục dưới tác độngcủa cách mạng khoa học và công nghệ thế giới cũng như xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay để tận dụng thời cơ, vượt qua thử thác, phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, có bản sắc dân tộc đậm nét và tính định hướng xã hội chủ nghĩa rõ ràng, xứng đáng ngang tầm và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ¨
Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với cuộc cách mạng về khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới hiện nay, khoa học và công nghệ đã trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trong đó tri thức và thông tin trở thành yếu tố quan trọng và nguồn tài nguyên đặc biệt, có giá trị cao. Do đó, vai trò của các yếu tố truyền thống trong sản xuất và cạnh tranh đã có sự thay đổi lớn: yếu tố trí tuệ có vai trò quyết định nhất trong mối tương quan với các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, vốn và sức lao động. Đồng thời cũng chính từ nó đã hình thành nên nguồn lực nội sinh cho sự phát triển.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội; các quốc gia lớn, họ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Tình hình đó đã tạo nên thời cơ thuận lợi để các nước có điều kiện phát triển; sự hợp tác giữa các nước ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng trở nên gay gắt…
Thành quả trong nhiều năm qua của nền giáo dục của chúng ta là đã tạo nên một đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức cơ bản vững chắc và gắn bó chặt chẽ với thực tiễn. Họ đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đã góp phần đào tạo bồi dưỡng nên một thế hệ cán bộ khoa học – công nghệ trẻ kế tiếp, giàu trí tuệ và năng động. Đội ngũ này là lực lượng nòng cốt đáng tin cậy, đã và đang tích cực góp phần tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cơ bản theo hướng hiện đại.
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ phương hướng phấn đấu của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn mới là :nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
Theo phương hướng trên, trước nền giáo dục của chúng ta có trách nhiệm rất to lớn và nặng nề là góp phần đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những chiến sĩ kiên cường bảo vệ những giá trị và thành quả của cách mạng, trung thành với Đảng và sự nghiệp của Tổ quốc và dân tộc, có khả năng biến kiến thức thành niềm tin chỉ đạo cho hành động, có sức đề kháng mạnhmẽ trước mọi ảnh hưởng của những tư tưởng độc hại đang xâm nhập, thẩm thấu, làm biến chất thế hệ trẻ của chúng ta. Trong mối quan hệ giưã nhà trường và xã hội, cần phá vỡ bức tường ngăn cách đào tạo, khoa học với sản xuất; phải làm cho quá trình giáo dục và đào tạo thực sựmềm dẻo, thích ứng với những đổi thay của thời đại mà nổi bật là xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới và hướng tới "xã hội thông tin"; phải cân đối lại các nguồn nhân lực được đào tạo, chủ yếu là giữa những người trực tiếp sản xuất, những cán bộ thiết kế và kỹ thuật, những cán bộ là công tác nghiên cứu và phát triển, cân chú trọng đồng thời cả ba mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. chỉ làm như vậy mới có thể tạo nên nguồn lực nội sinh dồi dào, mạnh mẽ và có khả năng kết hợp chặt chẽ được với nguồn lực ngoại sinh, thực hiện tốt nhiệm vụ trong giai đoạn đầu tiên của cả thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa ở nước ta là: tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ bên ngoài, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế bên trong, đồng thời đi thẳng vào công nghệ tiên tiến ở những ngành, những lĩnh vực có tác động chi phối nền kinh tế quốc dân, và tiến tới sáng tạo ra công nghệ mới.
Ngoài ra, phải phân đấu xây dựng xã hội ta thành một xã hội có trình độ dân trí và học vấn cao. Tùy theo điều kiện cụ thể từng giai đoạn mà nâng dần trình độ phổ cập giáo dục cho toàn dân theo độ tuổi quy định (trước mắt là phổ cập giáo dục tiểu học, tiến lên phổ cập ở bậc trung học cơ sở), khuyến khích để ngày càng có nhiều người lao động trực tiếp sản xuất vươn tới trình độ học vấn cao đẳng, đủ khả năng làm việc trong một hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại. Cần đào tạo điều kiện cho con em các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa… được học hành, tiếp thu nền giáo dục tốt và có khả năng vươn lên trình độ học vấn cao. Như vậy, vừa bảo đảm được sự công bằng xã hội trong giáo dục, vừa góp phần bảo đảm sự phân bố cán bộ khoa học- công nghệ theo vùng và lãnh thổ một cách phù hợp, tạo lực lượng nòng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các ngành và các địa phương.
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nhà nước đòi hỏi phải không ngững nâng cao chất lượng đào tạo. hiện nay nhiều nước trên thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển cao của khoa học và công nghệ, còn ước ta vẫn ở trong tình trạng khá lạc hậu, chưa ứng dụng được nhiều thành tự của nền khao học và công nghệ tiên tiến. Để nước ta có thể rút ngắn được khoảng cách đối với các nước tiên tiến, có thể đi tắt, đi nhanh, đóng đầu, tiến thẳng lên trình độ hiện đại, để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nền kinh tế, hội nhập được vào một thế giới đầy biến đồng có nhiều thời cơ, nhưng cũng lắm ngu cơ, thử thách, chúng ta cần phải có một đội ngũ cán bộ và nhân viên kỹ thuật được đào tạo tốt. Đặc biệt là phải hết sức chú trọng bồi dưỡng nhân lực tinh hoa – các nhân tài làm nhiệm vụ chủ trì những hướng, ngành và lĩnh vực khoa học và công nghệ quan trọng, then chốt của đất nước do đó cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo, cần hết sức quan tâm đến việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng xây dựng tốt năng lực công nghệ Quốc gia ở bước đi đầu tiên. Nhưng để xây dựng tốt năng lực công nghệ Quốc gia, cần phải chú trọng xây dựng năng lực khoa học công nghệ quốc gia vì hoạt động khoa học cho phép phát hiện quy luật của các sự vật và hiên tượng, vận dụng những quy luật ấy vào thực tiễn, và do đó tạo thành cơ sở của công nghệ. Hơn nữa, chỉ có trình độ khoa học cao mới có khả năng tiếp thu được công nghệ tiên tiến, hiện đại cũng như sáng tạo ra công nghệ mới. Vì thế, phải chú ý đào tạo, bồi dưỡng và thu hút các tài năng khoa học trẻ làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển, tạo ra một thế hệ đồng bộ đội ngũ chuyên gia – nhà khoa học học, bao gồm những cán bộ có năng lực nghiên cứu, thiết kế giỏi và những cán bộ có năng lực công nghệ giỏi.
Cần hình thành những trung tâm chất lượng cao để đào tạo nhân lực tinh hoa cho một số ngành khoa học – công nghệ trọng điểm, có đẳng cấp quốc tế. Những trung tâm như vậy cần được đầu tư tốt đội ngũ giáo sư- giảng viên, cơ sở vật chất thí nghiệm và các điều kiện học tập, kể cả các điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, sinh viên đượcđào tạo tại các trung tâm như vậy cần được tuyển chọn tốt bằng mọi quy trình hết sức chặt chẽ.
Nhiệm vụ đào tạo theo nhân lực tinh hoa không nên chỉ giao cho một số trường, hoặc thành lập một trường riêng biệt, mà là cần căn cứy vào thế mạnh, truyền thống của các trường trọng điểm quốc gia hiện nay (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố HCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội) để hình thành những trung tâm chất lượng cao phù hợp với đẳng cấp Quốc tế.
Cần làm cho đất nước ta trở thành đất nước của những người hiền tài, ở đó , mọi năng lực trọng dụng và tạo điều kiện để phát triển mọi sáng tạo được khuyến khích và phát huy, giúp phần thực hiện được mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xa hội công bằng, dân chủ văn minh", sánh vai cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại (Báo cáo chính trị Đại hội X).
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới, chất lượng đào tạo còn gắn với việc trang bị cho người học khả năng khai thác được thông tin toàn cầu về khoa học và công nghệ như là một dạng tài nguyên đặc biệt qua hệ thống các mạng thông tin khổng lồ. ở đây cần hết sức lưu ý việc giáo dục cho thế hệ trẻ bản lĩnh chính trị vững vàng, biết lựa chọn thông tin cần thiết cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, loại trừ những tư tưởng độc hại và mọi âm mưu diễn biến hòa bình qua các dòng thác thông tin đó.
Ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, chu kỳ từ lúc có phát minh khao học đến lúc nó được ứng dụng trong thực tiễn ngày càng rút ngắn, thông tin đã trở thành một nguồn lực, một nguồn tài nguyên thực sự, luôn luôn thay đổi và phát triển. Trong điều kiện đó, giáo dục và đào tạo ở nhà trường được coi là gia đoạn mở đầu của một quá trình học tập liên tục, không bao giờ ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời hoạt động của mỗi người. Giáo dục phải trở thành một hệ thống đa dạng, mềm dẻo hướng tới số đông nhưng lại trên cơ sở cá biệt hóa và tự đào tạo, chú ý đến năng lực và triển vọng của từng người. Mọi bằng cấp và học vị chỉ có giá trị ghi nhận trình độ đến một giai đoạn nhất định, cong tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào việc tự học tập, tự hoàn thiện của mỗi người trước sự đổi thay và phát triển mạnh mẽ của nền khoa học và công nghệ hiện đại.
Mục tiêu phát triển xã hội một cách bền vững đang đặt ra cho giáo dục những yêu cầu mới. trong nội dung, chương trình và tổ chứuc ngành nghề đào tạo cần hết sức quan rtâm đến các vấn đề về môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; giải quyết tốt nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời việc làm lành mạnh các quan hệ xã hội; kết hợp tốt lợi ích của công cuộc phát triển trước mắt với lợi ích lâu dài của dân tộc và tương lai của đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh, quốc phòng; kết hợp xây dựng với bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ. Ngoài ra do văn hóa ngày vàng có tầm quan trọng đặc biệt không những đối với ựu phát triển kinh tế – xã hội trước mắt, mà còn bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững của xa hội, cho nên cần hết sức đề cao yêu cầu văn hóa trong mục tiêu giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục.
Với quan điểm giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, là bộ phận quan trọng hàng đầu của kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc xã hội hóa giáo dục là một đòi hỏi mang tính tất yếu trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nói vai trò chủ đạo của Nhà nước là nói đến vái trò của Nhà nước trong việc định hư9ứng cho sự phát triển cuỷa giáo dục; việc xây dựng độ ngũ những người thầy giáo- kỹ sư tâm hồn mà trách nhiệm và sứ mệnh của họ đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ không đổi thay ngay cả trong xã hội thông tin hiện đại; và trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu nhất cho giáo dục. Nhưng để có một hệ thống giáo dục lan tỏa khắp toàn quốc, mọi địa phương, mọi ngành mọi thành phần kinh tế và mọi người dân đều có nghĩa vụ chăm lo đến sự nghiệp giáo dục với những hình thức, tính chất và mức độ khác nhau. ngoài hệ thống các trường công lập, khuyến khích mở các trường bán công, dân lập và trường tư thục để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng và phong phú, ngày càng tăng của toàn xã hội. áp dụng tộng rãi mô hình trường cao đẳng cộng đồng nhằm phục vụ thiết thực cho lợi ích phát triển kinh tế – xã hôi của từng địa phương trong cả nước. Sinh viên của các trường cao đẳng cộng đồng phải được đào tạo nghề nghiệp tốt, đồng thời, tròn sự liên thông của toàn bộ hệ thống, họ cần được tạo điều kiện để học tiếp chuyển lên đại học.
Tất cả các loại hình trường nói trên đầu phải có sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan quản lý giáo dục. Các tổ chức kinh doanh, sản xuất, dịch vụ là những tổ chức trực tiếp sử dụng các sản phẩm của giáo dục và đào tạo đầu phải có nghĩa vụ đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục của Nhà nước.
Tóm lại chúng ta cần nắm vững xu hướng vận động và phát triển nền giáo dục dưới tác độngcủa cách mạng khoa học và công nghệ thế giới cũng như xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay để tận dụng thời cơ, vượt qua thử thác, phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, có bản sắc dân tộc đậm nét và tính định hướng xã hội chủ nghĩa rõ ràng, xứng đáng ngang tầm và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ¨
kimngân_1997- Tổng số bài gửi : 74
Join date : 10/10/2011
Age : 27
Đến từ : việt nam
Similar topics
» Nghệ thuật nói trước đám đông
» Một số hiện tượng văn học Việt Nam ở đầu thế kỷ XXI
» KHÁI NIỆM VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
» hien phap my duoc lam ra nhu the nao?
» sang mai con duong vi dan vi nuoc
» Một số hiện tượng văn học Việt Nam ở đầu thế kỷ XXI
» KHÁI NIỆM VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
» hien phap my duoc lam ra nhu the nao?
» sang mai con duong vi dan vi nuoc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết